Cơ giới hóa toàn diện trên cây lúa
Ngày đăng: 12/09/2019

Ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại Nhà văn hóa ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp,  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc với TNHH Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ về Cơ giới hóa toàn diện trên cây lúa.:

Tham gia buổi làm việc có đại diện Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, Hội nông dân tỉnh; Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT như: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn; Phòng nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tháp Mười và Cao Lãnh; Đại diện UBND xã Mỹ Đông, Các HTX DVNN: Mỹ Đông 2, Thuận Tiến, Bình Hòa, Tiến Cường, Thắng Lợi, Thuận Tâm Hội Quán và 10 nông dân.

Đoàn công tác Công ty TNHH Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ và  Công Ty TNHH MTV Cơ Khí NN Phan Tấn cùng tham dự họp.

Toàn cảnh buổi làm việc với Cty TNHH Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ

Về nội dung làm việc: Đại din công ty TNHH Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ cung cấp thông tin về kết quả thực hiện ứng dụng CGH tại các mô hình thí điểm của công : Giảm 50 công lao động trên hecta/vụ, giảm 50% lượng phân bón, giảm  thuốc bảo vệ thực vật, công nhổ cỏ,... đưa đến giảm chi phí sản xuất lúa xuống dưới 1.700 đồng/kg lúa; giảm tổn thất sau thu hoạch 6% về khối lượng và 6% về giá trị; tận thu rơm và chế biến rơm có hiệu quả hơn,... Tổng lợi ích tạm tính từ việc giảm chi phí sản xuất (1.500 đ/kg), giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và giá trị (500 đ/kg), tận thu rơm... có thể giúp tăng giá trị trong toàn chuỗi sản xuất và chế biến lên đến 4.000 đ/kg. Trao đổi, thảo luận về CGH trong sản xuất lúa từ khâu làm đất, cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, sấy...  tìm hiểu tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa và nguyện vọng của nông dân trong phát triển CGH.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu cần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng CGH trong sản xuất để gia tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất, giảm tổn thất trong nông nghiệp, đáp ứng kịp thời vụ; hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu; đáp ứng được tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Khâu làm đất đã được CGH 100%; tuy nhiên do đa số diện tích đất sản xuất 3 vụ nên không áp dụng kỹ thuật cày lật đất, phơi đất (do không đủ thời gian). Các máy cày, xới...  hiện nay đa số do Kubota, Yanmar sản xuất do có nhiều ưu điểm vượt trội, thích hợp với điều kiện canh tác của tỉnh.

- Khâu san phẳng mặt ruộng ứng dụng tia laser hiện nay thực hiện còn hạn chế do máy chỉ làm việc khi ruộng khô (từ 20 ngày nắng trở lên), bộ phát và nhận tín hiệu thường xuyên hư hỏng, thời gian sửa chữa lâu, chi phí cao. Toàn tỉnh hiện nay có 03 máy, chỉ thực hiện được 15 – 20 ha/năm.

- Khâu gieo sạ, cấy: Đa số gieo sạ bằng máy phun hạt, công cụ sạ hàng; hiện tại toàn tỉnh có khoảng 80 máy cấy, phục vụ được khoảng 4800 ha/vụ, đáp ứng khoảng 3% diện tích xuống giống (01 máy cấy 03 ha/ngày, 20 ngày/vụ).

+ Cấy lúa bằng máy mang lại nhiều lợi ích: giảm giống, hạn chế đỗ ngã, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc BVTV...; giúp giảm giá thành sản xuất từ 200 - 700 đồng/kg. Tuy nhiên, chi phí đầu tư trọn bộ máy cấy khá cao (máy cấy, khay mạ, máy gieo, phương tiện vận chuyển máy và vận chuyển mạ) nên chỉ một số ít cá nhân có điều kiện kinh tế có thể đầu tư. Việc thành lập các tổ cấy dịch vụ hiện nay chưa phát triển do khó khăn trong khâu góp vốn, tổ chức hoạt động.

+ Máy cấy 3 trong 1 (cấy, sạ kết hợp bón vùi phân, phun thuốc) thực hiện trình diễn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế chưa phát huy hiệu quả do máy quá nặng, khó vận hành.

- Khâu chăm sóc: Đa số diện tích được bơm tưới chủ động bằng Trạm bơm điện hoặc máy dầu; hầu hết diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình phun thuốc sâu có động cơ; khoảng 40% diện tích phun phân bằng bình phun thuốc sâu có động cơ. Chưa thực hiện CGH trong làm cỏ, cấy dặm.

- Khâu thu hoạch: Hầu hết diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, đa số các máy do Kubota sản xuất.

- Khâu sấy: đa phần nông dân bán lúa tươi tại ruộng.

- Tình hình sử dụng máy cuộn rơm còn hạn chế do chỉ hoạt động chủ yếu trong điều kiện rơm khô (rơm ướt khó vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ), thời gian cuộn rơm mỗi vụ ngắn do xuống giống liên tục. Toàn tỉnh hiện có 103 máy cuộn rơm.

- Việc ứng dụng CGH sau thu hoạch còn hạn chế: Chưa CGH trong khâu vận chuyển lúa từ ruộng đến phương tiện vận chuyển.

* Qua buổi làm việc đoàn kiến nghị, đề xuất với Công ty

-  Chọn tỉnh Đồng Tháp làm mũi thí điểm đột phá phát triển CGH và công nghệ chế biến trong sản xuất lúa với các khâu: San phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser; sử dụng máy trong khâu làm đất; đưa máy cấy kết hợp vùi phân bón thay thế gieo sạ truyền thống, đưa cơ giới tự động hóa vào phun thuốc, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, CGH trong vận chuyển lúa, tổ chức thu gom rơm triệt để dưới dạng rơm cuộn, rơm bành (làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ vi sinh,...), sấy lúa bằng máy sấy tự động nhiệt gián tiếp (sử dụng năn lượng trấu), xây dựng thí đểm dây chuyền xay xát lúa gạo tiên tiến, xây dựng mô hình nhà máy chế biến bột gạo,...

- Đề xuất phát triển mạnh diện tích cấy lúa bằng máy để cho đất có thời gian phơi ải, phân hủy rơm rạ, thuận tiện cho áp dụng CGH vào khâu làm đất (cày lật đất, xới sâu, san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser) và thuận tiện cho việc tận thu nguồn rơm rạ bằng máy cuộn rơm .

- Nghiên cứu phát triển CGH trong khâu làm cỏ, bón phân, phun thuốc BVTV trên cây lúa.

- Phối hợp với các Viện, Trường đào tạo nguồn nhân lực về CGH, tự động hóa cho nông dân, HTX, cán bộ chuyên môn.

- Cần có thêm chính sách hỗ trợ việc phát trin CGH ở các loại hình: máy cấy lúa, máy san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser, máy cuộn rơm, máy bay phun thuốc điều khiển từ xa,...bằng hình thức huy động vốn từ Nhà nước kết hợp với xã hội hóa.

- Xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng cơ giới hóa toàn diện trong canh tác lúa.

- Đề xuất hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư dây chuyền sản xuất hộp số, hệ thống truyền động tại địa phương.

                                                            Phòng Kỹ thuật & CGCN - TT DVNN& NSNT

 

Tin cùng danh mục

Tập trung củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể theo chiều sâu

Tập trung củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể theo chiều sâu

05:01 30/04/2025

Tỷ phú cây dược liệu trên đất Đồng Tháp

Tỷ phú cây dược liệu trên đất Đồng Tháp

05:01 30/04/2025

Hội nghị “Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học các tỉnh phía Nam”

Hội nghị “Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học các tỉnh phía Nam”

05:01 30/04/2025

Hội thảo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình hội quán

Hội thảo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình hội quán

05:01 30/04/2025

Đồng Tháp tham quan, học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang

Đồng Tháp tham quan, học tập các mô hình nuôi cá tại Kiên Giang

05:01 30/04/2025