Cá rô phi là đối tượng thủy sản được nuôi thành công nhất nhờ nhiều đặc điểm ưu việt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Việt Nam cũng có tiềm năng rất lớn để phát triển đối tượng này, thế nhưng đến nay, tất cả vẫn chỉ nằm trong dạng “tiềm năng”.
Diện tích nuôi cá rô phi của nước ta năm 2018 đạt 30.000 ha
Triển vọng lớn
Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, cả nước có trên 1,3 triệu ha diện tích NTTS và hàng nghìn sông, suối, hồ chứa có thể phát triển nuôi cá rô phi. Tuy nhiên, do ngành chế biến và thị trường xuất khẩu chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức nên chưa thực sự kích cầu. Vì vậy, diện tích nuôi cá rô phi vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích nuôi thủy sản của cả nước.
Cũng theo ông Cẩn, diện tích nuôi cá rô phi của nước ta năm 2018 đạt 30.000 ha, trên 1,2 triệu m3 lồng nuôi, phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội và một số tỉnh nội đồng vùng ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Sản lượng đạt 255.000 tấn, tăng 1,1% so năm 2017.
Còn về xuất khẩu, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), năm 2018, xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam đạt 7,9 nghìn tấn, trị giá 15,3 triệu USD. Dự báo năm 2019 sẽ đạt 8 nghìn tấn, trị giá 16 triệu USD.
Hiện nay, cá rô phi Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 78 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Canada và châu Âu. Ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho biết, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất của Việt Nam, chiếm 19% tỷ trọng trong năm 2018, đạt 2,95 triệu USD. Hiện, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 3, chiếm 10% thị phần, sau Trung Quốc (65%) và Đài Loan (21%) so tổng cá rô phi nhập khẩu của Mỹ.
“Trung Quốc luôn là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường Mỹ, chiếm khoảng 60 - 70% tổng sản lượng cá rô phi đông lạnh nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên xung đột thương mại Mỹ - Trung với việc áp thuế 25% mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc sang Mỹ, thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc tại đất Mỹ có thể dần kết thúc. Đây là cơ hội để cá rô phi Việt Nam có thể tiếp cận với thuế suất 0%”, ông Công nói thêm.
Phải thay đổi
Theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/5/2016 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thì đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi của nước ta đạt 33.000 ha và 1,5 triệu m3 lồng nuôi trên sông, hồ chứa lớn; sản lượng đạt 300.000 tấn, trong đó 30 - 35% sản lượng phục vụ xuất khẩu. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi đạt 400.000 ha và 1,8 triệu m3 lồng nuôi trên sông, hồ chứa lớn; sản lượng 400.000 tấn, trong đó 45 - 50% sản lượng phục vụ xuất khẩu.
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho rằng, để đạt được những mục tiêu trên, phải khắc phục ngay những hạn chế trong nuôi cá rô phi hiện nay như: Tỷ lệ cá sống thấp, hệ số tiêu tốn thức ăn cao, còn nhiều vấn đề về dịch bệnh, giá cả bấp bênh, chi phí sản xuất lớn nên giá thành cao và sức cạnh tranh yếu. Trong đó có nguyên nhân là do người dân chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống, tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật; đồng thời chưa kiểm soát được dư lượng kháng sinh có trong cá nuôi; sản phẩm sản xuất ra chưa đảm bảo ATTP. Không có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với thị trường tiêu thụ dẫn đến nuôi ít thì thiếu mà nuôi nhiều lại dư thừa. Sản phẩm nuôi thiếu ổn định và không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chính vì thế, việc áp dụng VietGAP hay BMP trong NTTS nói chung, cá rô phi nói riêng là khuynh hướng bắt buộc trong tương lai của cả Việt Nam và thế giới.
Đồng quan điểm, ông Kim Văn Vạn, Phó trưởng Khoa Nuôi trồng thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, thách thức lớn nhất trong việc phát triển nuôi cá rô phi hiện nay là con giống. Phần lớn con giống vẫn phải nhập về từ Trung Quốc qua các đường tiểu ngạch nên khó kiểm soát dịch bệnh. Hơn nữa, bài toán môi trường và dịch bệnh khi phát triển nuôi quy mô lớn cũng là vấn đề cần phải được quan tâm.
Theo thuysanvietnam online
Tin cùng danh mục
Lễ công bố xuât khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
.....................
08:53 23/11/2024Hợp tác xã là mắc xích quan trọng trong chuỗi ngành hàng
..................................
08:53 23/11/2024Tin xem nhiều
Khôi phục thế mạnh cây có múi
Dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng cho các chủ vườn cây ăn quả ở ĐBSCL. ...
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiêm nước, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0”
Hỗ trợ vật tư nông nghiệp mô hình “Cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết ...
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại huyện Tháp Mười
MH trồng nấm bào ngư tại vườn ươm khởi nghiệp NN&PT sản phẩm OCOP tại ...
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Đồng Tháp
Ngày 15/7/2019 đến ngày 19/7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh
Thăm các hội quán huyện Cao Lãnh