Hỗ trợ vật tư mô hình “Thâm canh Mít theo tiêu chuẩn VietGAP”
Ngày đăng: 11/07/2024

            Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch Nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tháp Mười, UBND xã Đốc Binh Kiều tiến hành giao vật tư hỗ trợ mô hình “Thâm canh Mít theo tiêu chuẩn VietGAP”, tại HTX DVNN Đốc Binh Kiều, ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Mô hình Thâm canh Mít theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện từ nguồn kinh phí Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thuộc Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. Để thực hiện mô hình, Trung tâm DVNN, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng Trung tâm DVNN huyện Tháp Mười, HTX DVNN Đốc Binh Kiều, UBND xã Đốc Binh Kiều chọn được 7 hộ nông dân đủ điều kiện tham gia mô hình với diện tích 4 ha.

Nông dân được hỗ trợ 50% vật tư nông nghiệp gồm phân bón hữu cơ sinh học và thuốc Bảo vệ thực vật sinh học có giá  trị là 68 triệu đồng chia thành 02 đợt hỗ trợ theo tiến độ thực hiện mô hình. Nông dân tham gia mô hình được triển khai mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện mô hình cũng như tiêu chí chọn hộ tham gia và được tập huấn kỹ thuật với các nội dung: (1) Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật về sản xuất Mít theo tiêu chuẩn VietGAP; (2) Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ truyền thống từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, mụn dừa, phân bò,...);  (3) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;....

Qua đó, giúp các nhà vườn áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nội địa và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất.


Nông dân mô hình nhận hỗ trợ vật tư đợt 1

Nhằm từng bước hỗ trợ người trồng cây ăn trái ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, hữu cơ, ...), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp./.

Ngọc Thúy - TTDVNNTL&NS

Tin cùng danh mục

Khởi động Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao - cột mốc đánh dấu sự khởi đầu một nền nông nghiệp bền vững

Khởi động Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao - cột mốc đánh dấu sự khởi đầu một nền nông nghiệp bền vững

04:36 31/10/2024

Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”

Tập huấn “ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ”

04:36 31/10/2024

Tháp Mười thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả ngành lúa gạo

Tháp Mười thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả ngành lúa gạo

04:36 31/10/2024

Tập huấn quy trình canh tác lúa giảm phát thải

Tập huấn quy trình canh tác lúa giảm phát thải

04:36 31/10/2024

Nông dân xã Vĩnh Thới liên kết trồng na Hoàng Hậu có hiệu quả

Nông dân xã Vĩnh Thới liên kết trồng na Hoàng Hậu có hiệu quả

04:36 31/10/2024