Hướng đến nền nông nghiệp sạch, xanh, bền vững
Ngày đăng: 23/01/2024

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế sản xuất tất yếu của ngành nông nghiệp hiện nay. Thời gian qua, mô hình này đang phát triển mạnh tại Đồng Tháp. Tuy nhiên, để mô hình phát triển bền vững, ổn định cần sự chung tay, góp sức của cả Nhà nước và người sản xuất…

Trên tinh thần đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã về tầm quan trọng của việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện tham mưu và tư vấn cho người sản xuất. Đồng thời, tỉnh còn phối hợp với Tổ chức Seed to Table (Nhật Bản) thực hiện Dự án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2026 tại các trường học, hợp tác xã trên địa bàn.

Thông qua các giải pháp trên, tạo ra phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: mô hình sản xuất xoài hữu cơ (sử dụng giống xoài Cát Hòa Lộc) tại Ấp 1, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình; mô hình sản xuất xoài hữu cơ (sử dụng giống xoài Cát Chu) tại xã Hòa An, TP Cao Lãnh; mô hình xây dựng vườn rau hữu cơ tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp thực hiện tại Ấp 3, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh; mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn gắn với truy xuất nguồn gốc tại Hợp tác xã Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông; mô hình sản xuất sen hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ 4.0 gắn với liên kết tiêu thụ tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười...

 


Hợp tác xã Rau an toàn Long Thuận (huyện Hồng Ngự) là một trong những đơn vị hưởng ứng thực hiện canh tác theo hướng nông nghiệp an toàn, hữu cơ

Đối với Dự án nông nghiệp hữu cơ của Tổ chức Seed to Table (Nhật Bản) thực hiện tại Đồng Tháp mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao ý thức cộng đồng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đến cuối tháng 4/2023 (Dự án thực hiện tại Đồng Tháp từ tháng 5/2019 - 4/2023), trên địa bàn tỉnh có 9 nhóm nông dân tham gia dự án, trong đó có 6 nhóm được cấp chứng nhận hữu cơ; sản lượng rau tiêu thụ đến tháng 4/2023 là 5,9 tấn (liên kết tiêu thụ với các công ty thu mua tại TP Hồ Chí Minh và các chợ địa phương). Riêng trong giáo dục, dự án đã xây dựng được 20 vườn rau tại 20 trường học, đồng thời tham gia tập huấn nấu ăn các món truyền thống và chế biến bảo quản...

Bên cạnh các giải pháp, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các cơ chế khuyến khích để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. Trong đó, kiến nghị hỗ trợ tỉnh kết nối triển khai thực hiện Dự án về đánh giá chất lượng đất, nước để định hướng cải tạo chất lượng đất, nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; xem xét sớm xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; rà soát, ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất hữu cơ để chứng nhận hợp chuẩn tiêu chuẩn Quốc gia về nông nghiệp hữu cơ; hướng dẫn về quy trình sản xuất hữu cơ và kiểm tra, giám sát sản phẩm được chứng nhận...

baodongthap.vn

 

Tin cùng danh mục

Ra mắt Tổ hợp tác trồng rau sạch tại xã biên giới

Ra mắt Tổ hợp tác trồng rau sạch tại xã biên giới

01:58 16/09/2024

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ phát triển nông nghiệp hữu cơ

01:58 16/09/2024

Phân hữu cơ cho gạo hữu cơ

Phân hữu cơ cho gạo hữu cơ

01:58 16/09/2024

Hội nghị Tổng kết Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ

Hội nghị Tổng kết Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ

01:58 16/09/2024

Hội thảo đánh giá kết quả mô hình “Canh tác lúa theo hướng hữu cơ”

Hội thảo đánh giá kết quả mô hình “Canh tác lúa theo hướng hữu cơ”

01:58 16/09/2024