Chủ động chỉ đạo sản xuất cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Ngày đăng: 16/01/2023

Đến ngày 29/12/2022, diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 đã xuống giống 185.452 ha, đạt 96,8% so với kế hoạch. Diện tích thu hoạch 3.687 ha, năng suất bình quân 71 tạ/ha. Diện tích lúa còn lại đang các giai đoạn: mạ 23.802 ha, đẻ nhánh 85.459 ha, làm đòng 13.310 ha, trỗ chín 59.195 ha.

Hoa màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày vụ Đông Xuân 2022-2023 đã xuống giống 10.163 ha, đạt 82,9% kế hoạch. Diện tích đã thu hoạch 1.372 ha gồm: bắp, bầu, bí, dưa, rau các loại,...

Tổng diện tích trồng cây ăn trái toàn tỉnh đạt 42.474 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cao Lãnh, Lai Vung, Châu Thành, Thanh Bình, Tháp Mười, Lấp Vò và thành phố Cao Lãnh.

Để bảo vệ tốt sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2022-2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo các phòng chuyên môn chăm sóc cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cụ thể như sau:

  1. Công tác trước và trong Tết
  • Chủ động kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc tình hình sản xuất, diễn biến sinh vật gây hại trên lúa, màu và cây ăn trái, đặc biệt là một số đối tượng có khả năng bùng phát nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao.
  • Tập trung theo dõi, kiểm soát các loại dịch hại phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết lạnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong quá trình sản xuất, đảm bảo năng suất phục vụ cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
  • Phân công cán bộ theo dõi, trực ban trong dịp Tết để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi cần thiết, xử lý tình huống, vấn đề phát sinh đột xuất; đồng thời, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có các phương hướng, giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả; nhằm đảm bảo cho người dân có một vụ mùa bội thu.
  • Thực hiện thông báo tình hình sản xuất, sinh vật gây hại cây trồng hàng tuần theo quy định. Tổ chức, hướng dẫn biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.

- Khuyến cáo nông dân, thường xuyên thăm đồng giai đoạn trước và trong tập trung chăm sóc các trà lúa theo từng giai đoạn, phát hiện sớm sâu bệnh như: rầy nâu, muỗi hành, bệnh đạo ôn lá, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá… để có biện pháp quản lý hiệu quả, hạn chế thấp nhất thất thoát năng suất lúa.

  1. Công tác sau Tết
  • Tuyên truyền, vận động nông dân tích cực ra thăm đồng sớm, theo dõi chặt chẽ đồng ruộng, chăm sóc cây trồng theo đúng thời kỳ sinh trưởng, phát triển.
  • Theo dõi diễn biến nguồn nước, thời tiết đảm bảo xây dựng lịch thời vụ sản xuất cụ thể cho từng vùng cây trồng, chủ động ứng phó với điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất.
  • Đề nghị các địa phương có sản xuất lúa H Thu sớm cần theo dõi diễn biến nguồn nước chặt chẽ, xây dựng lịch thời vụ sản xuất cụ thể cho từng vùng để chủ động ứng phó với những diễn biến bất lợi của thời tiết, khí tượng thủy văn đối với sản xuất.
  • Tuyên truyền áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), sản xuất theo tiêu chuẩn SRP, sản xuất hữu cơ… nhằm giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi, bảo vệ thiên địch, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, giảm giá thành sản xuất và gia tăng lợi nhuận.
  • Đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho cây trồng trong mùa khô, không để cây thiếu nước, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng ra hoa, đậu trái của cây; tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn cây, hạn chế sâu bệnh xâm nhập, tấn công làm giảm năng suất, chất lượng thành phẩm.
  • Tiếp tục hướng dẫn nông dân thực hiện rải vụ thu hoạch xoài, nhãn, sầu riêng… linh hoạt, hiệu quả theo tín hiệu thị trường; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), IPHM, sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số… trong vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm giá thành sản xuất.
  • Khi có mưa trái mùa, có nguy cơ ảnh hưởng đến những vườn đang xử lý ra hoa, mang trái non… cần kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phun phân bón lá, tưới nước rửa nhụy hoặc phun thuốc ngừa bệnh để hạn chế rụng hoa, trái non, nứt trái, thối trái…

Xem chi tiết tại 21/SNN-KHTC

Tin cùng danh mục

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2019

02:59 23/11/2024

Thực hiện các hoạt động khuyến nông năm 2023

Thực hiện các hoạt động khuyến nông năm 2023

02:59 23/11/2024

Thông tư ban hành QCVN nước thải chăn nuôi dùng trong trồng trọt

Thông tư ban hành QCVN nước thải chăn nuôi dùng trong trồng trọt

02:59 23/11/2024

Quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

02:59 23/11/2024

Bảo tồn và phát huy tiềm năng, giá trị quýt hồng Lai Vung

Bảo tồn và phát huy tiềm năng, giá trị quýt hồng Lai Vung

02:59 23/11/2024