Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Ngày đăng: 26/07/2023

Ngày 17/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023, cụ thể như sau:

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung

- Ưu tiên sử dụng các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất hữu cơ; lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

- Xây dựng các sản phẩm hữu cơ là sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhằm xác định các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực của địa phương, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm.

- UBND các huyện, thành phố chủ động chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo chỉ tiêu đề ra của Tỉnh về phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ.

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo lớp ToT cho công chức, viên chức công tác tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố về tiêu chuẩn Việt Nam sản xuất hữu cơ, quy trình canh kỹ thuật canh tác hữu cơ, mỗi đơn vị có một cán bộ được đào tạo. Các công chức, viên chức đã qua đào tạo sẽ là lực lượng nòng cốt triển khai tập huấn sản xuất hữu cơ cho nông dân từ nguồn kinh phí địa phương.

Quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ

- Quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ

- Quản lý giống cây trồng và thuỷ sản hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

- Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thuỷ sản, chất bảo quản, chất phụ gia...

- Quản lý nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: nước tưới cho cây trồng, nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản...

- Quản lý các quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình chăm sóc thuỷ sản hữu cơ.

- Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

- Thực hiện việc giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được chứng nhận khi lưu thông trên thị trường.

- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn tại Tiểu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng, nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ và liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ theo liên kết chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định. Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

- Cụ thể, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất các loại cây trồng đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ. Hỗ trợ chứng nhận các mô hình thí điểm sản xuất cây trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Tùy theo tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ đề nghị chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam hoặc Quốc tế.

- Kết nối, liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

- Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

- Liên kết các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, nông sản an toàn hoặc thành lập mới các cửa hàng kinh doanh nông sản hữu cơ.

Xem chi tiết tại Kế hoạch 

Tin cùng danh mục

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh

02:20 05/12/2024

Công nhận thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

Công nhận thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

02:20 05/12/2024

Công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và chuyển giao sản phẩm khoa học để ứng dụng: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất Kiệu (Alium chinense) đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp”

công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và chuyển giao sản phẩm khoa học để ứng dụng: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất ...

02:20 05/12/2024

Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024

Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024

02:20 05/12/2024

Triển khai các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023

Triển khai các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023

02:20 05/12/2024