- Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đến tháng 3/2020.
Trong những tháng đầu năm, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tương đối ổn định về diện tích và sản lượng các loại nông sản. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra cũng ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như:
- Về trồng trọt
- Vụ lúa Đông xuân 2019-2020 đã thu hoạch được 96% diện tích xuống giống với sản lượng đạt 1,38 triệu tấn, chưa xảy ra tình trạng ùn ứ lúa nguyên liệu, ước đến cuối vụ sản lượng đạt 1,44 triệu tấn (diện tích chưa thu hoạch khoảng 7.500 ha, ước sản lượng khoảng 60.000 tấn).
Hiên nay, các địa phương đang xuống giống vụ Hè thu được 124.550 ha, ước đến cuối vụ (hết quý II/2020), diện tích sản xuất lúa Hè thu được 186.862 ha (đạt 101% kế hoạch), năng suất đạt 5,9 tấn/ha và sản lượng đạt 1,1 triệu tấn. Do dịch bệnh Covid – 19 xảy ra khoảng giữa tháng 2/2020 nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá lúa vụ Đông xuân trước khi xảy ra dịch bệnh, giá bán bình quân trên lúa tại ruộng tương đương so với cùng kỳ vụ Đông Xuân 2018-2019, lợi nhuận bình quân ước đạt 18,5 triệu đồng/ha (tương đương so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2018-2019), giá thành sản xuất khoảng 3.100 đ/kg.
Do dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu lương thực của thế giới cao và việc xuất khẩu gạo có kiểm soát nhưng giá lúa trong nước hiện vẫn cao nên cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân. Tuy nhiên, thực hiện cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên việc đi lại, mua bán và vận chuyển phân bón, thuốc trừ sâu của người dân cũng bị hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè thu.
- Hoa màu vụ Đông xuân đã thu hoạch dứt điểm không còn tồn đọng với diện tích 12.054 ha, sản lượng đạt khoảng 222 ngàn tấn chủ yếu tiêu thị nội địa và không còn tòn đọng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 làm cho giá bán hoa màu giảm mạnh trên một số mặt hàng như Ớt (giảm 10.000
- đ/kg), Hành lá (giảm 11.000 đ/kg). Riêng với ngành hàng hoa kiểng vẫn sản xuất bình thường, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên việc giao thương hàng hóa chậm so với thời trước dịch. Bên cạnh đó, một số hội quán du lịch và homestay đã đóng cửa tạm thời không tiếp khách du lịch ảnh hưởng đến việc thu nhập của người dân.
- Trên cây ăn trái đã thực hiện cấp mã số vùng trồng cho 110 mã vùng với diện tích 5.513,8 ha đối với thị trường Trung Quốc3 và 23 mã vùng với diện tích 476,248 ha đối với các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan và EU4 và thực hiện sản xuất an toàn với 876,48 ha.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 giá bán hầu hết các mặt hàng cây ăn trái trong thời điểm xảy ra dịch bệnh đều giảm, một số mặt hàng vẫn có thương lái tổ chức thu mua như Mít, thanh long, nhãn, xoài,... tuy nhiên giá giảm 30 –50%5 so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến thu nhập của người dân ( cụ thể giá bán một số loại cây ăn trái từ đầu năm như xoài Cát Chu 18.000 đ/kg, Cát Hòa Lộc 53.000 đ/kg, Xoài Đài Loan 18.000 đ/kg, Nhã Idor 21.000 đ/kh, Quýt đường 23.000 đ/kg, Cam Xoàn 25.000 đ/kg).
- Về chăn nuôiNhằm tạo điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh thực hiện tái đàn khôi phục sản xuất6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giới thiệu các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp giống heo đảm bảo chất lượng,… đồng thời Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động liên hệ, trao đổi với các đơn vị, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, địa chỉ các đại lý tham gia cung cấp giống heo trên địa bàn Tỉnh và phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thông tin đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu biết để liên hệ. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tiếp tục liên hệ với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng giống heo chất lượng cao để kịp thời thông tin đến người chăn nuôi biết, liên hệ trong thời gian sớm nhất8. Tuy nhiên do việc đi lại bị hạn chế do ảnh hưởng của mùa dịch nên việc mua con giống, thức ăn đầu vào cũng bị ảnh hưởng.
Về tái cơ cấu ngành hàng vịt: Hiện tại toàn tỉnh có 05 THT với 26 thành viên chăn nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với tổng đàn vịt là: 146.115 con, trong đó: Đàn vịt đang đẻ trứng là 132.550 con với sản lượng trứng bình quân/đêm là 112.668 trứng, do giá trứng giảm (thấp hơn giá trứng vịt rọ năm 2019 là 350đ/trứng), người chăn nuôi không có lời do đó nhiều hộ đã tạm nghỉ nuôi hoặc cho vịt chạy đồng gần và đồng xa, phá vỡ mối liên kết chuỗi sản xuất Cung ứng – sản xuất – Tiêu thụ. Để phát triển ngành hàng vịt được liên kết tiêu thụ với các công ty, doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Ba Huân về tiêu thụ trứng. Bên cạnh đó, đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức buổi tọa đàm an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt và đại diện Công ty Cổ phần Ba Huân cũng đã ký ghi nhớ liên kết tiêu thụ trứng vịt với Tổ hợp tác chăn nuôi vịt Tháp Mười.
- Về thủy sản
Tính đến hết tháng 3 năm 2020, tổng diện tích thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh đạt 4.261 ha9 (đạt 52% so với kế hoạch và giảm 205,9 ha so cùng kỳ). Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch 102.494 tấn (đạt 15% so với kế hoạch và giảm 26.146,5 tấn so với cùng kỳ). Tình hình tiêu thụ của một số thủy sản nuôi gặp khó khăn trong điều kiện dịch bệnh xảy ra, dẫn đến giá bán thấp người nuôi bị thua lỗ khoảng 1000 – 6.500 đ/kg10 (cá điêu hồng lỗ khoảng 1.000 -1.500 đ/kg, cá lóc 5.500 -6.500 đ/kg).
Đối với ngành hàng cá tra, toàn tỉnh hiện có 368 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi với diện tích mặt nước 1.562 ha và có 827 ha cá tra được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra nên thị trường xuất khẩu cá tra không thuận lợi, nhất là thị trường Trung Quốc và Hoa kỳ, giá bán cá tra nguyên liệu luôn ở mức thấp dao động từ 18.000 -18.500 đồng/kg (thấp hơn cùng kỳ khoảng
4.500 đồng/kg) trong thời gian dài dẫn đến người nuôi bị thua lỗ khoảng 3.600-4.000 đ/kg. Dự kiến trong quý II/2020 có khoảng 115.000 tấn cá tra đến kỳ thu hoạch.
Do tình hình dịch Covid -19 lan rộng toàn cầu nên xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, đa số các doanh nghiệp chế biến đã sử dụng gần hết công suất của các kho lạnh để lưu trữ các sản phẩm chế biến trong khi nguồn nguyên liệu nhiều, do đó trong thời gian tới giá bán cá tra nguyên liệu có xu hướng không tăng. Tình hình sản xuất giống thủy sản cũng gặp khó khăn, nhất là giống cá tra do cá tra thương phẩm tiêu thụ chậm nên kéo theo giá cá giống cũng giảm sâu và sau khi thu hoạch, người nuôi thả nuôi trở lại mang tính chất thăm dò (mật độ thưa và cho ăn cầm chừng).
- Về xây dựng nông thôn mới
Mô hình xây dựng nông thôn tiếp tục được duy trì và phát triển, nhiều mô hình hay và sáng tạo được duy trì có hiệu quả như Mô hình “Hội quán” được tiếp tục phát huy tinh thần tự nguyện, tự lực, tự quản trong nhân dân, lũy kế đến ngày 20/3/2020 toàn tỉnh có 92 hội quán được thành lập hơn 5.000 thành viên; Mô hình sổ tay hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng Mục tiêu quốc gia” với phương thức “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, mô hình xây dựng điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi xã nông thôn mới... Tuy nhiên, thực hiện cách ly xã hội, hạn chế đi lại nên hoạt động của các mô hình cũng bị ảnh hưởng, việc trao đổi thông tin về sản xuất của người dân cũng bị hạn chế.
Đến ngày 20/3/2020, toàn tỉnh có 76/117 xã (đạt 64,96%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 6 xã so cuối năm 2019, tăng 19 xã so với cùng kỳ; 02 xã đạt 19 tiêu chí (đã tổ chức thẩm tra, chuẩn bị thông qua Hội đồng cấp tỉnh); 19 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí và 20 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí. Đối với đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Huyện Tháp Mười đã trình hồ sơ đề nghị xét công nhân huyện đạt NTM năm 2019 theo góp ý của Đoàn Thẩm tra tỉnh (tổ chức ngày 26/2/2020); thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự đang hoàn thiện hồ sơ theo kiến nghị của Đoàn thẩm định Trung ương trình UBND Tỉnh.
Tin cùng danh mục
Giám sát mẫu cá tra thương phẩm nhiễm dư lượng
Giám sát mẫu cá tra thương phẩm nhiễm dư lượng
04:28 24/11/2024Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
04:28 24/11/2024Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2019 và kế hoạch năm 2020
Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2019 và kế hoạch năm 2020
04:28 24/11/2024Nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020
Nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020
04:28 24/11/2024Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
Quyết định điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
04:28 24/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...