HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI BỊ NGẬP NƯỚC DO ẢNH HƯỞNG DO TRIỀU CƯỜNG
Ngày đăng: 18/10/2022

Trong điều kiện vườn cây ăn trái bị ngập sẽ làm đất bão hòa nước, đất trong tình trạng yếm khí, cây sẽ bị thiếu O2 để hô hấp. Ngoài ra, cây còn bị ngộ độc do khí CO2, H2S… Trong quá trình ngập, rễ cây còn sản sinh ethylene với hàm lượng nhỏ sẽ kích thích tạo ra rễ mới nhưng với hàm lượng lớn gây ngộ độc cho cây làm cho lá bị vàng và rụng. Mỗi loài cây ăn trái có hệ thống rễ phát triển khác nhau, do đó khả năng phản ứng của cây với điều kiện ngập úng cũng khác nhau. Khả năng chịu ngập còn thay đổi tuỳ theo loài, giống.

Qua thực tế và một số kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chống chịu ngập trong điều kiện nước triều thay đổi ít (nước lớn và nước ròng thay đổi 0,1- 0,3 cm) của cây ăn quả khác biệt giữa các loài, giống và có thể được chia ra làm các nhóm như sau:

  • Nhóm cây mẫn cảm với ngập: Đây là nhóm cây rễ không có lông hút, cây dễ bị chết, không có khả năng phục hồi sau khi ngập trong thời gian ngắn (thường cây không thể chống chịu trong điều kiện ngập từ 10-15 ngày) như: Đu đủ, cóc, mít, nhãn, măng cụt, sầu riêng…
  • Nhóm cây chịu ngập trung bình: Đây là nhóm cây rễ có lông hút (thường cây có thể chống chịu trong điều kiện ngập khoảng 15 – 30 ngày) như: Bưởi, cam quýt, chanh, ổi, vú sữa,…
  • Nhóm cây chống chịu ngập khá: Đây là nhóm cây rễ có lớp cutin dày bảo vệ hoặc có hệ thống dẫn khí xuống rễ (thường cây có thể chống chịu trong điều kiện ngập khoảng 30 ngày hoặc hơn nữa) như: Sapô, xoài, mận, …

Bên cạnh các yếu tố như loài, giống, tuổi cây thì kỹ thuật trồng, biện pháp canh tác là một trong những yếu tố giúp cây ăn trái có khả năng chống chịu ngập tốt hơn.

Căn cứ vào loại cây trồng và tình hình thực tế của mỗi vườn cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật một cách đồng bộ để hạn chế khả năng thiệt hại của triều cường kép 2 lần trong một tháng, đợt 1: vào ngày 10-11/10 dương lịch (14-15/9 âm lịch) và đợt 2: 24-25/10 dương lịch (29-30/9 âm lịch) như sau:

 Ứng phó triều cường đợt 1: vào ngày 10-11/10 dương lịch (14-15/9 âm lịch)

Æ Giai đoạn vườn cây bị ngập úng

  • Chủ động phương tiện bơm rút nước cho vườn cây ăn trái, tránh thời gian ngập úng kéo dài sẽ ảnh hưởng rễ và hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
    • Duy trì cỏ dại trong vườn nhằm tránh xói mòn đất do thủy triều lên xuống và làm cho đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp tốt hơn.
    • Hạn chế đi lại trên vườn làm hệ thống rễ bị tổn thương và làm đất trở nên nén chặt lại gây thiếu oxy cung cấp cho rễ.
    • Khai thông dòng chảy trong mương vườn, sẽ tạo nên lượng oxy cần thiết cung cấp cây hô hấp, giúp cây duy trì sự sống lâu hơn.
    • Nếu cây đang ra tược non, ra hoa và mang trái nên xén tỉa bớt, thời gian ngập càng lâu tỉa càng sâu vì cây ra đọt, mang trái trong lúc ngập úng thì sẽ tiêu hao rất nhiều dưỡng chất làm cho cây dễ bị suy yếu và có thể dẫn đến chết cây.
    • Không bón phân hữu cơ cho vườn cây trong khi ngập úng vì phân hữu cơ sẽ làm cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh tiêu hao nhiều oxy, dẫn đến tình trạng rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.
    • Phun dung dịch đường glucose (pha nồng độ 3%) qua lá nhằm bổ sung năng lượng cho cây sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu trong điều kiện yếm khí.
    • Một số nghiên cứu cho thấy phun ABA giúp cây tăng khả năng chống chịu trong điều kiện yếm khí. Vì ABA (abscisic acid) giữ vai trò quan trọng đối với cây trong điều kiện "stress"
    • Æ Giai đoạn sau ngập úng:
    • Chủ động đào rãnh rút nước khỏi mương liếp nhằm hạ nhanh mực thủy cấp; Sau đó dùng rơm hay cỏ khô để che phủ mặt đất (nên che xa gốc cây khoảng 20cm để hạn chế nấm bệnh tấn công vào gốc của cây)
    • Khi vườn đã khô ráo bón phân lân văn điển 200g-500g/cây hạ phèn (cây trên 3 năm). Ngoài ra có thể bón bổ sung phân chuồng kết hợp với nấm Trichoderma nhằm hạn chế bệnh do Phytophthora, Pythium, Fusarium… tấn công bộ rễ ngay sau nước rút, giúp cây ra rễ mới, phục hồi và phát triển nhanh.
    • Bón vôi xung quanh vùng rễ để diệt nấm bệnh tấn công hệ thống rễ.

 Ứng phó triều cường đợt 2: 24-25/10 dương lịch (29-30/9 âm lịch)

Æ Giai đoạn trước khi ngập

Theo dõi dự báo khí tượng thủy văn, khi thông báo có nước cao ở thượng nguồn áp dụng biện pháp 4 không thực hiện:

    • Không bón phân hóa học kích thích ra tược và rễ non
    • Không kích thích ra hoa
    • Không làm cỏ vì cỏ dẫn khí xuống rễ giúp cây hô hấp
    • Gia cố bờ đê nhưng không bồi đất vào gốc
    • Æ Giai đoạn vườn cây bị ngập úng
    • Chủ động phương tiện bơm rút hết nước trong mương giúp cho vườn cây ăn trái, tránh thời gian ngập úng kéo dài sẽ ảnh hưởng rễ và hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
    • Duy trì cỏ dại trong vườn nhằm tránh xói mòn đất do thủy triều lên xuống và làm cho đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp tốt hơn.
    • Hạn chế đi lại trên vườn làm hệ thống rễ bị tổn thương và làm đất trở nên nén chặt lại gây thiếu oxy cung cấp cho rễ.
    • Khai thông dòng chảy trong mương vườn, sẽ tạo nên lượng oxy cần thiết cung cấp cây hô hấp, giúp cây duy trì sự sống lâu hơn.
    • Nếu cây đang ra tược non, ra hoa và mang trái nên xén tỉa bớt, thời gian ngập càng lâu tỉa càng sâu vì cây ra đọt, mang trái trong lúc ngập úng thì sẽ tiêu hao rất nhiều dưỡng chất làm cho cây dễ bị suy yếu và có thể dẫn đến chết cây.
    • Không bón phân hữu cơ cho vườn cây trong khi ngập úng vì phân hữu cơ sẽ làm cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh tiêu hao nhiều oxy, dẫn đến tình trạng rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.
    • Phun dung dịch đường glucose (pha nồng độ 3%) qua lá nhằm bổ sung năng lượng cho cây sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu trong điều kiện yếm khí.
    • Một số nghiên cứu cho thấy phun ABA giúp cây tăng khả năng chống chịu trong điều kiện yếm khí. Vì ABA (abscisic acid) giữ vai trò quan trọng đối với cây trong điều kiện "stress"

Æ Giai đoạn sau ngập úng

    • Chủ động đào rãnh rút nước khỏi mương liếp nhằm hạ nhanh mực thủy cấp; xới mặt đất bằng cào răng để phá sự kết váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô để che phủ mặt đất (nên che xa gốc cây khoảng 20cm để hạn chế nấm bệnh tấn công vào gốc của cây).
    • Khi vườn đã khô ráo tiến hành bón DAP và KCl với tỉ lệ (2:1) tùy thuộc vào tuổi cây.Ngoài ra có thể bón bổ sung phân chuồng kết hợp với nấm Trichoderma nhằm hạn chế bệnh do Phytophthora, Pythium, Fusarium… tấn công bộ rễ ngay sau lũ rút, giúp cây ra rễ mới, phục hồi và phát triển nhanh.
    • Bón vôi xung quanh vùng rễ để diệt nấm bệnh tấn công hệ thống rễ.
    • Phun phân bón lá có chứa Cytokinin (Vitazyme, Nasuka.08, TRS108 Super) kích thích ra rễ mới và tăng tính chống chịu ngập vì một số cây sau ngập vẫn chết./.

Xem chi tiết tại Công văn số 3700/SNN-KHTC

Tin cùng danh mục

Chủ động ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở bờ sông

Chủ động ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở bờ sông

05:14 23/11/2024

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật

05:14 23/11/2024

Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND Tỉnh thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 – 2025

Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND Tỉnh thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng ...

05:14 23/11/2024

Hướng dẫn thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên các loại cây trồng có tiềm năng xuất khẩu

Hướng dẫn thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên các loại cây trồng có tiềm năng xuất khẩu

05:14 23/11/2024

Đào tạo, tập huấn về thị trường nông sản cho Hợp tác xã, Hội quán năm 2022

Đào tạo, tập huấn về thị trường nông sản cho Hợp tác xã, Hội quán năm 2022

05:14 23/11/2024