Hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng xoài của Tỉnh một cách hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; tổ chức liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng và liên kết tiêu thụ sản phẩm; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2025 diện tích trồng mới, cải tạo vườn xoài già cỗi kém hiệu quả 4.450 ha với tỷ lệ 36% diện tích trồng xoài. Theo đó tiếp tục lựa chọn 2 loại giống xoài chủ lực Cát Chu và Cát Hòa Lộc đưa vào sản xuất. Phát triển nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh sẽ tiếp tục ưu tiên các thị trường đã nhập khẩu xoài Việt Nam.
- Ứng dụng đồng bộ giải pháp, cơ giới hóa, tiến bộ khoa học, quy trình sản xuất tiên tiến và cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, sắp xếp các nhân tố tham gia bên trong ngành hàng xoài nhằm phát huy tối đa giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng xoài, lợi nhuận tăng thêm của ngành hàng ít nhất 15%/năm.
- Đến năm 2025, diện tích 11.000 ha các vùng trồng và cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sơ chế, đóng gói xoài xuất khẩu đều được cấp mã số, chiếm 100%, diện tích đủ điều kiện cấp mã số vùng trồng theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2025 các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), hội quán (HQ), có diện tích trồng xoài đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), gắn truy xuất nguồn gốc, dán tem chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xoài tươi, đạt 20%.
- Phấn đấu diện tích chuyển đổi sản xuất xoài hướng hữu cơ, xoài hữu cơ đến năm 2025 đạt 2%, tương đương diện tích 293 ha.
- Phấn đấu ứng dụng đồng bộ công nghệ sau thu hoạch: vận chuyển, phân loại, cắt cuống, xử lý mủ, rửa, sấy khô và cuối cùng là dán nhãn; Đóng gói, áp dụng công nghệ xử lý bằng hơi nước bảo hòa (xử lý côn trùng) và cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng (cấp đông nguyên trái), giảm tỷ lệ tổn thất, tăng chất lượng trái xoài, giảm tổn thất sau thu hoạch ít nhất 20%3, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 02 tháng.
- Thu hút đầu tư mới nhà máy chế biến xoài và phế phụ phẩm xoài có công suất 30.000 tấn xoài/năm, cao gấp 5 lần so với năm 2020.
Tin cùng danh mục
Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
02:15 22/11/2024Phát triển ngành hàng lúa gạo tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
Phát triển ngành hàng lúa gạo tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
02:15 22/11/2024Đồng Tháp sẽ thử nghiệm nền tảng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Đồng Tháp sẽ thử nghiệm nền tảng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
02:15 22/11/2024Tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng
Tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng
02:15 22/11/2024Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
02:15 22/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...