Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021 - 2025
Ngày đăng: 25/08/2020
  • Hoàn thiện và phát triển chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành hàng chủ lực; mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xây dựng nhãn hiệu gắn với truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng chủ lực của tỉnh, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương; tạo sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; tạo lòng tin của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người sản xuất về việc minh bạch thông tin sản phẩm.
  • Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý liên quan đến nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh; nâng cao tỉ lệ diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường; tạo phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm chủ lực theo quy mô lớn của tỉnh, mang lại hiệu quả cao và bền vững cho người sản xuất.
  • Đến năm 2025, xây dựng ít nhất 03 chuỗi liên kết cho ngành hàng chủ lực theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh.
  • Hỗ trợ 100% ngành hàng chủ lực và nông sản đặc thù của tỉnh, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; 100% các nông sản đặc thù có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được hỗ trợ tư vấn phát triển bao bì, nhãn hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.
  • Có ít nhất 5 lớp đào tạo, tập huấn về thị trường, kinh tế hợp tác, chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu thị trường, …
  • Hỗ trợ, hướng dẫn 100% ngành hàng chủ lực của tỉnh tổ chức lại sản xuất theo quy trình sản xuất đạt chuẩn, gắn với mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.
  • Có ít nhất 10 hợp tác xã, tổ hợp tác được tư vấn và cung cấp các giải pháp về cơ giới hoá, giảm thất thoát sau thu hoạch, có liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cung ứng vật tư, kỹ thuật đầu vào.
  • Hỗ trợ công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu cho ít nhất 10 nhãn hiệu chứng nhận, ít nhất 05 sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.

Xem chi tiết tại Kế hoạch số 200/KH-UBND

Tin cùng danh mục

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

10:29 28/04/2024

Cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone (Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) trong phòng, chống dịch Covic-19

Cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone (Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) trong phòng, chống dịch Covic-19

10:29 28/04/2024

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc cho ngành hàng nông sản tỉnh Đồng Tháp

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc cho ngành hàng nông sản tỉnh Đồng Tháp

10:29 28/04/2024

Tham gia hội chợ - triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao lần VIII và Hội chợ chăn nuôi TP HCM năm 2020

Tham gia hội chợ - triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao lần VIII và Hội chợ chăn nuôi TP HCM năm 2020

10:29 28/04/2024

Hướng dẫn xây dựng NTM đối với xã mới, được hình thành sau khi sáp nhập

Hướng dẫn xây dựng NTM đối với xã mới, được hình thành sau khi sáp nhập

10:29 28/04/2024