Tình hình và định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
Ngày đăng: 24/05/2022

Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là liên kết vùng và liên kết tiểu vùng… sẽ tạo cơ hội cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm mang tính chất vùng, một số công trình hạ tầng trọng điểm về giao thông được Trung ương đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ mở ra nhiều kết nối, thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế của Tỉnh và khu vực biên giới.

Trung ương sẽ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế biên giới toàn diện hơn, nhất là việc chính sách ưu đãi đặc biệt về phát triển KKT cửa khẩu Đồng Tháp trở thành khu kinh tế tổng hợp gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm, ngư nghiệp; trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mêkông theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, KKT cửa khẩu của tỉnh Đồng Tháp được sự quan tâm của một số nhà đầu tư chiến lược, với đề xuất định hướng đầu tư phát triển KKT cửa khẩu của Tỉnh theo mô hình KKT chuyên biệt quy mô lớn.

Tỉnh đang hoàn thành thủ tục nâng cấp Cửa khẩu phụ Mộc Rá thành cửa khẩu chính, thành phố Hồng Ngự, Đồng Tháp và đang hoàn thành thủ tục mở CKQT Thường Phước thành cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông; cặp cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) - Cô-Rô-Ca (Prây-Veng) được bổ sung vào Nghị định thư vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, cùng với cặp cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Bontia Chak Cray (Prây-veng) được bổ sung vào Nghị định thư vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, sẽ tạo sức bật chung cho thương mại biên giới, thuận lợi trong lưu thông hàng hoá và thu hút đầu tư KKT cửa khẩu.

Môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính của tỉnh được cải thiện đáng kể; nguồn nhân lực của Tỉnh dồi dào, cùng với dòng dịch chuyển người lao động về quê trong đại dịch sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; quan hệ hợp tác, liên kết phát triển của địa phương với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước đang trên đà mở rộng, tạo ra nhiều triển vọng mới.

Xem chi tiết tại Báo cáo số: 101/BC-UBND

Tin cùng danh mục

Phát triển thuỷ sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Phát triển thuỷ sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

12:31 04/12/2024

Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư

Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư

12:31 04/12/2024

Thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022

Thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022

12:31 04/12/2024

Phát triển chăn nuôi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Phát triển chăn nuôi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

12:31 04/12/2024

Thực hiện Chương trình ATVSLĐ tỉnh ĐT GĐ 2021-2025

Thực hiện Chương trình ATVSLĐ tỉnh ĐT GĐ 2021-2025

12:31 04/12/2024