Nhiệm vụ và giải pháp chính
- Tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới sản xuất, xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp
Rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát việc ban hành văn bản bảo đảm tính đồng bộ, khả thi.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn phát triển kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phối hợp địa phương triển khai thực hiện kế hoạch năm 2022 linh hoạt, thích ứng thời tiết, phù hợp thị trường, gắn với nhiệm vụ cơ cấu ngành hàng chủ lực giai đoạn 2021-2025, phù hợp kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 và điều kiện thực tế của từng địa phương. Theo đó, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cụ thể sau:
-
- Phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng chuyên canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
1.1.1. Trồng trọt
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm cho hiệu quả cao, phát triển và nhân rộng mô hình sinh kế kết hợp canh tác lúa gắn nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao hơn (sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất trồng lúa). Chuyển giao quy trình thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên 2,25% so ước thực hiện 2021 (giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 29.213 tỷ đồng). Cụ thể:
- Ngành hàng lúa gạo: nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất lúa gạo thông qua mở rộng diện tích áp dụng giải pháp giảm giá thành, diện tích sử dụng giống lúa chất lượng, giống lúa cho giá trị thương mại cao, sản xuất an toàn (GAP, hữu cơ), xác lập đăng ký mã vùng trồng thêm 35 nghìn ha và mở rông diện tích thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo thêm 50 ha. Duy trì diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 491 nghìn ha, sản lượng đạt trên 3,21 triệu tấn và giá trị sản xuất đạt trên 15.434 tỷ đồng.
- Ngành hàng hoa kiểng: tổ chức phát triển đa dạng chủng loại theo thị hiếu người dùng, kết nối sản xuất với thị trường, doanh nghiệp để phát triển du lịch. Phấn đấu mở rộng diện tích gieo trồng hoa kiểng tập trung đạt 3.020 ha, giá trị sản xuất đạt trên 5.609 tỷ đồng.
- Ngành hàng rau màu – cây công nghiệp ngắn ngày: tiếp tục mở rộng diện tích vùng sản xuất tập trung và sen canh đạt trên 31 nghìn ha; chuyển giao, nhân rộng mô hình sản xuất sạch, an toàn (GAP, hữu cơ), xác lập đăng ký mã vùng trồng thêm 850 ha. Phấn đấu giá trị sản xuất đạt trên 3.338 tỷ đồng.
- Cây ăn quả lâu năm: mở rộng diện tích vùng chuyên canh, ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo quy trình an toàn (GAP, hữu cơ), mở rộng diện tích thực hiện truy xuất nguồn gốc thêm 30 ha, xác lập đăng ký mã vùng trồng thêm 7.500 ha. Phấn đấu mở rộng vùng trồng trên 40 nghìn ha (nhóm cây chủ lực gồm, xoài, nhãn, chanh, cam, quýt, mít,...) và giá trị sản xuất đạt trên 4.831 tỷ đồng.
-
- Chăn nuôi
-
Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; thực hiện triệt để công tác tiêm vaccine phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng; quản lý tốt khâu kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật. Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 58 nghìn tấn, 335 triệu quả trứng gia cầm và tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi trên 5,54% so ước thực hiện 2021(giá trị sản xuất đạt trên 2.721 tỷ đồng.)
-
-
- Lâm nghiệp
-
Thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; khai thác và trồng lại 300 ha rừng khai thác. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 2% so ước thực hiện 2021 (phấn đấu giá trị sản xuất đạt trên 468 tỷ đồng).
Tin cùng danh mục
Thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2022
Thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2022
10:45 21/11/2024Kết luận của Giám đốc Sở NN&PTNT tại cuộc họp với TTDVNN&NSNT ngày 04/3/2022
Kết luận của Giám đốc Sở NN&PTNT tại cuộc họp với TTDVNN&NSNT ngày 04/3/2022
10:45 21/11/2024Tổ chức “Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) cho Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia (PGS) Đồng Tháp ”
Tổ chức “Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) cho Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia (PGS) Đồng Tháp ”
10:45 21/11/2024Những quy định về xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 – 2025
Những quy định về xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 – 2025
10:45 21/11/2024Sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 và kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông 2022
Sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 và kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông 2022
10:45 21/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...