Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 16/5/2019 đến ngày 22/5/2019
Ngày đăng: 17/05/2019

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:

1. Trên cây lúa:

- Rầy nâu: Trên đồng rầy tuổi 4 – 5, trưởng thành tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Do lúa diện tích lúa Hè Thu bước vào giai đoạn chín – thu hoạch nên rầy tiếp tục di trú đến 20/5/2019, cục bộ có mật số cao.      

- Sâu cuốn lá: Gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu sớm đầu vụ có thể bị hại nặng.

- Bệnh đạo ôn: Gây hại nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, đặc biệt những diện tích gieo trồng giống nhiễm như IR 50404, OM 4218, Jasmine 85, VD 20, nếp,... sạ dày, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng.

- Chuột: Gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, một số diện tích gần khu vực gò cao, vườn cây rậm rạp, trồng cỏ nuôi bò… có thể bị hại nặng.

Ngoài ra các đối tượng khác như: Bọ trĩ, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,... tiếp tục gây hại ở mức nhẹ đến trung bình. 

2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng:

- Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Cây ăn trái: Sâu đục cành, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ - trung bình.

- Hoa kiểng: Nhện, bọ trĩ, bệnh đốm đen, đốm lá vi khuẩn trên hoa hồng và hoa cúc xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.

II. ĐỀ NGHỊ: 

- Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỉ lệ 100% DAP, 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),… nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giảm áp lực sâu bệnh hại, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

- Phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá,… để áp dụng các biện pháp canh tác, chăm sóc và xử lý kịp thời, hiệu quả. Phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

- Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm; Thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đề nghị Trung tâm dịch vụ nông nghiêp các huyên, thị, thành phố phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, sâu bệnh để xử lý kịp thời và báo cáo về chi cục Trồng trọt và BVTV (theo địa chỉ mail: chicucbvtvdt@gmail.com) đúng theo quy định./.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp.

Tin cùng danh mục

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 02/5/2019 đến ngày 08/5/2019

Dự báo đợt rầy cám mới sẽ nở rộ từ 10 - 17/5/2018 với mật số gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng do rầy tích lũy mật ...

03:17 23/11/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 25/4/2019 đến ngày 01/5/2019

Rầy nâu tuổi 5 – trưởng thành tiếp tục phát triển và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Dự báo từ 25/4 - 02/5/2019 ...

03:17 23/11/2024

Sâu keo mùa thu đã xuất hiện và tàn phá ngô tại Việt Nam

Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã chính thức xác nhận, loài sâu keo mùa thu (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, tên khoa học là Spodoptera frugiperd) đã chính thức ...

03:17 23/11/2024

Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 11/4/2019 đến ngày 17/4/2019

Đợt rầy cám mới tiếp tục nở đến ngày 17/4/2019 và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.   

03:17 23/11/2024