Trên lúa
Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây hại dảnh héo diện hẹp trên lúa sớm - chính vụ. Rầy nâu - rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,…tiếp tục hại.
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng trên diện tích lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh trên lúa trà muộn vùng ven biển. Chuột gây hại tăng. Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại gia tăng trên những ruộng cấy dày, bón phân không cân đối. Rầy nâu, rầy lưng trắng, cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại tăng...
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn,... gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng - trỗ - chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ nhưng diện tích sẽ giảm do lúa Đông Xuân ở giai đoạn cuối vụ, thu hoạch.
Trên cây trồng khác
Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh,... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.
Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,... tiếp tục hại; bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo,... gây hại trên các vườn cây già cỗi.
Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh,... tiếp tục gây hại.
Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ,... gây hại cục bộ vùng ổ dịch.
Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,... tiếp tục gây hại.
Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành...gia tăng hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
Theo nongnghiep online
Tin cùng danh mục
Sâu keo mùa thu đã xuất hiện và tàn phá ngô tại Việt Nam
Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã chính thức xác nhận, loài sâu keo mùa thu (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, tên khoa học là Spodoptera frugiperd) đã chính thức ...
12:45 04/12/2024Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 11/4/2019 đến ngày 17/4/2019
Đợt rầy cám mới tiếp tục nở đến ngày 17/4/2019 và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.
12:45 04/12/2024TỌA ĐÀM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG VÀNG LÁ THỐI RỄ, CHẾT XANH CÂY CÓ MÚI
Ngày 11 - 12/3/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp UBND huyện Lai Vung tổ chức 03 cuộc tọa đàm về “Giải pháp khắc phục ...
12:45 04/12/2024Đồng bằng sông Cửu Long khẩn cấp lập chốt kiểm dịch
Các tỉnh ĐBSCL hiện nay đã và đang khẩn cấp thành lập nhiều chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ các loại dịch bệnh trên nhất là dịch tả lợn Châu Phi.
12:45 04/12/2024Xuất hiện loài sâu mới đe dọa Việt Nam
Cục BVTV vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố cảnh báo về nguy cơ xâm nhiễm của một loài sâu hại mới rất nguy hiểm có tên Sâu keo mùa thu ...
12:45 04/12/2024Tin xem nhiều
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ngày 08/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/10/2020 đến ngày 01/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/10/2020 đến ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 07/3/2022 - 13/3/2022
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 07/3/2022 - 13/3/2022
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY (Từ ngày 31/10/2019 đến ngày 06/11/2019)
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY (Từ ngày 31/10/2019 đến ngày ...