QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT XANH TRÊN QUÝT HỒNG TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Ngày đăng: 20/04/2018

Quýt hồng là một trong những loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh Đồng Tháp, cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây quýt bị chết xanh với tỉ lệ từ 5-15% và tăng dần vào mùa mưa lũ ảnh hưởng đến kinh tế nhiều nhà vườn trồng quýt. Trước tình hình đó, Viện Cây ăn quả Miền Nam phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung thông tin đến nhà vườn triệu chứng để nhận biết bệnh chết xanh; tác nhân gây bệnh; kỹ thuật canh tác và chăm sóc để phòng bệnh...

* Triệu chứng bệnh:

Khi bệnh chớm xuất hiện, cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường tuy nhiên từ 10 đến 15 giờ cây có hiện tượng rũ lá, sau đó lá chuyển sang vàng nhạt và rụng dần. Trái héo và dính trên cành, ít rụng. Toàn bộ hệ thống rễ của cây quýt hồng bị chết do héo xanh bị nứt, thối nâu đen, mục nát nhưng rễ không tuột ra như vàng lá thối rễ. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, lũ.

* Tác nhân gây bệnh: Nhện rễ Rhizoglyphus sp. (họ Acaridae), nấm Phytophthora palmivora, Fusarium solani và vi khuẩn Xanthomonas campestris.

* Điều kiện phát sinh và gây hại:

Bệnh thường lưu tồn ở các vùng trũng, lây lan qua mưa, gió, nguồn nước, con người, động vật do đi lại hay tưới nước từ ao, hồ phía bên dưới có chứa bào tử nấm, các loại côn trùng như nhện kiến, mọt, mối...

* Biện pháp phòng trừ:

- Trồng cây sạch bệnh.

- Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt, hệ thống đê bao hoàn thiện để hạn chế ngập úng, lây nhiễm mầm bệnh từ vườn khác.

- Bón phân NPK cân đối, ngoài ra bón thêm các sản phẩm hữu cơ vi sinh, phân chuồng, rơm khô, cỏ khô, phân hữu cơ đã hoai mục kết hợp vi sinh vật đối kháng như Trichoderma, Streptomyces, Bacillus, Paecilomyce.

- Rải vôi xung quanh tán cây và quét lên gốc cây trong phạm vi 0,5 - 1,2m từ mặt đất vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa.

- Những cây bệnh quá nặng cần đốn bỏ, thu gom hết rễ đốt và xử lý đất vùng rễ cây bệnh với vôi và phơi nắng 3- 4 tháng hoặc luân canh 1 – 2 năm với một số cây khác. Tỉa bỏ bớt trái (bệnh nhẹ) hoặc hết trái (bệnh khá nặng) trên cây để giúp cây mau phục hồi.

- Có thể phòng bệnh bằng cách tưới gốc một trong các thuốc: Alfamite 15EC, Agri-fos 400, Norshield 58WP theo liều lượng khuyến, 3 tháng/lần. Đối với những cây bệnh cần xới nhẹ đất xung quanh tán cây hoặc bơm phải có cần sục gốc vào vùng rễ cây bệnh hỗn hợp dung dịch Alfamite 15EC, Agri-fos 400. Sau 7 - 10 ngày tưới lần 2 với Acplant 1,9EC và Ridomil gold 68WG. 15 ngày sau phun bổ sung các hợp chất hỗ trợ, kích thích ra rễ (Root 2) để giúp cây nhanh chóng phục hồi.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp

Tin cùng danh mục

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG

Ốc bươu đồng là loài sinh sản hữu tính, có con đực và con cái riêng, ốc bươu đồng sinh sản tập trung vào mùa mưa

12:52 20/04/2024

Hệ thống nuôi vỗ và thức ăn nuôi vỗ ếch bố mẹ để ếch đẻ mùa nghịch

Nghề nuôi Ếch ở Đồng Tháp phát triển khá mạnh với diện tích khoảng 80 ha, nhu cầu con giống cho cả năm khoảng 320 triệu ...

12:52 20/04/2024

Tối ưu hóa quá trình ương cá bột

Ương cá bột là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình nuôi. Do đó, việc thực hiện tốt quá công đoạn này sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và nâng cao chất lượng ...

12:52 20/04/2024

Kỹ thuật trồng tiêu (thử)

Tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt.

12:52 20/04/2024

Kỹ thuật nuôi tôm sú

Tôm sú là một trong những giống tôm không khó nuôi nhưng để đạt được sản lượng lớn cần phải áp dụng đúng kỹ thuật, do đó chúng tôi xin chia sẻ đến người ...

12:52 20/04/2024