QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI LANG
Ngày đăng: 26/04/2021

I. NHU CẦU SINH THÁI

            Khoai lang có thể phát triển được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, để cho năng suất cao, cần phải có điều kiện thích hợp để khoai lang tăng trưởng.

1. Đất đai

            Đất thích hợp nhất là đất xốp, dễ thoát thủy, có sa cấu từ cát đến thịt pha cát, nhiều chất hữu cơ. Đất có độ pH từ 5.5-6.5 phù hợp cho sự phát triển của khoai. Nếu đất quá kiềm hoặc acid sẽ thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh và ảnh hưởng xấu đến năng suất.

            Ẩm độ đất cần thiết cho sự phát triển rể nhất là giai đoạn mới trồng. Ẩm độ đất phải được giữ trong suốt giai đoạn phát triển từ  0-90 ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm thu hoạch ẩm độ phải thấp để ngăn ngừa thối củ.

2. Khí hậu

2.1. Nhiệt độ

            Thân lá phát triển tốt ở nhiệt độ: 22-28oC, củ phát triển tốt ở 22-25oC.

2.2. Ánh sáng

            Ánh sáng rất quan trọng đến sự tạo củ, củ phát triển tốt nhất ở 12,5-13,0 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Tuy nhiên, ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ trong quá trình tạo và phát triển củ và ánh sáng chi phối trên khả năng quang hợp của lá.

2.3. Nước

            Cây cần nhiều nước lúc đang tăng trưởng mạnh. Tùy giai đoạn tăng trưởng, ẩm độ thích hợp nhất là 60-80% nước hữu dụng. Ẩm độ đất quá cao (>90%) cây sẽ cho nhiều rễ con, làm đất không được thoáng củ sẽ phát triển kém.

            Khoai lang yêu cầu đất chứa đựng ẩm độ đất cao, giai đoạn phát triển lá thì cần ẩm độ vừa phải, trong suốt 1 tháng đầu khi mà củ phát triển yêu cầu ẩm độ tăng lên. Thời gian gần thu hoạch yêu cầu ẩm độ đất giảm.

II.  KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Thời vụ

            Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu long khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng khoai lang  chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ của địa phương đó. Hằng năm, khoai lang được trồng từ 01 đến 02 vụ, vụ Đông Xuân xuống giống vào khoảng tháng 11- 12, vụ Hè Thu xuống giống vào khoảng tháng 4-5.

2. Sửa soạn đất

Đất cần được cày xới kỹ 2 lần, xới lần 1 xong phơi đất vài ngày cho đất thật khô,  sau đó xới lần 2 sâu khoảng 15-20 cm và dọn sạch cỏ. Sau khi làm đất, đất được lên líp.

Líp trồng

Chiều rộng chân líp 0,8 - 1,2 m, chiều cao líp: 0,35-0,45 m, chiều dài líp: 4-6 m.

Khoảng cách giữa 2 líp (rãnh): 0,3-0,4 m, líp hướng Đông Tây là thích hợp nhất.

Mương tưới

Chiều rộng mương tưới : 0,7- 0,8m, độ sâu mương: 0,4-0,5 m.

Chiều dài mương: thường chạy dọc theo chiều dài của thửa đất.

Mương phèn: Chiều rộng: 0,4– 0,5m, độ sâu mương : 1 lưởi len (25- 30 cm).

Xử lý đất: Trước khi trồng nên xử lý đất bằng cách: vôi bột 500-1000 kg/ha hoặc thuốc trừ bệnh (Ridomil, Copper B,…). Sau khi trồng 1-4 ngày rãi Vibasu 10GR, Basudin 10H, hoặc Regent 0,3GR diệt côn trùng trong đất như sùng, sâu, dế... (công việc này có thể thực hiện trước khi lên líp hoặc sau khi lên líp xong).

3. Giống

Giống trồng: Tím Nhật, Trắng Giấy, Trắng Sữa, Bí Đường, Cao Sản… Tùy vào vùng đất, thị trường tiêu thụ mà chọn giống và quy mô sản xuất cho thích hợp.

Chất lượng giống cũng là vấn đề quan trọng do nó quyết định đến năng suất, do đó việc lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, rõ nguồn gốc sẽ góp phần tăng năng suất.

4. Lựa chọn hom giống

Trong sản xuất, khoai lang thường được trồng bằng hom. Một hom giống tốt cần có những đặc tính sau:

- Mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt). Trung bình hom tốt dài khoảng 25-30 cm, phải có từ 5-7 mắt. Hom có lóng dài, ít mắt sẽ cho năng suất kém.

- Vị trí hom: Chọn hom ngọn và hom giữa để làm giống vì sẽ cho năng suất cao, hom gốc không nên chọn vì dễ nhiễm sâu bệnh và cho năng suất thấp.

- Lượng hom giống: 12.000-18.000 hom/1.000m2, tùy theo độ dài của hom và nhu cầu trọng lượng củ (trồng dầy sẽ cho củ nhỏ, trồng thưa củ sẽ to).

* Nhân giống: thường có 2 cách nhân giống phổ biến: nhân giống từ củ và từ thân

   - Phương pháp nhân giống từ thân được nông dân sử dụng phổ biến nhất do tốc độ nhân giống nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp nhân giống này cũng hạn chế nguồn trứng và ấu trùng sùng so với phương pháp nhân giống từ củ.

   - Tốt nhất là chọn nguồn giống sạch bệnh.

   - Nguồn giống từ thân phải đảm bảo không nhiễm trứng sùng, virus và tuyến trùng gây hại rễ.

   - Hom giống sau khi cắt phải trồng ngay trước 4 ngày sau khi cắt.

5. Đặt hom

Nên cắt hom vào chiều mát, hom giống cắt xong thường phải bó thành lọn nhỏ, dựng đứng nơi mát từ 1-2 ngày, để tăng cường tính của hom.

Xử lý hom giống

-Trước khi trồng nhúng hom giống trong dung dịch thuốc trừ bệnh để ngừa bệnh xâm nhập qua vết thương như tại các vết cắt hoặc các vết thương do xây xát, hoặc có thể xử lý thuốc trừ sâu Oncol 20EC ngừa tuyến trùng, ấu trùng sùng gây hại rễ.

- Hom khoai lang được trồng bằng thủ công. Khi đặt hom, nên đặt nằm ngang trên líp, chôn sâu 2-5 cm, với 2/3 hom được chôn sâu dưới đất.

Khoảng cách trồng

Năng suất củ khoai lang tùy thuộc vào số củ/dây và số dây/đơn vị diện tích. Vì vậy, mật độ và khoảng cách trồng rất quan trọng, trồng thưa củ to, trồng dầy củ nhiều nhưng nhỏ. Mật độ trồng còn tùy thuộc vào giống và đất đai canh tác.

Kiểu trồng

Cách trồng phổ biến của nông dân hiện nay là: đầu dòng 3 dây vô 3-4 nhịp (khoảng 1m đầu), tiếp theo trồng 2 hàng trên 1 líp. Nếu líp rộng thì trồng 3 hàng/líp. Khoảng cách giữa các hàng khoảng 7-10cm. Tùy vào loại giống, nhu cầu thị trường, thời gian thu hoạch mà chọn cách trồng cho phù hợp. 

Xem chi tiết tại QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI LANG ( nguồn CCBVTV)

Tin cùng danh mục

Thưc hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt xiêm thịt

Thưc hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt xiêm thịt

08:53 22/11/2024

Thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt xiêm bố mẹ

Thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt xiêm bố mẹ

08:53 22/11/2024

Thưc hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thit

Thưc hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thit

08:53 22/11/2024

Kỹ thuật canh tác sầu riêng

Kỹ thuật canh tác sầu riêng

08:53 22/11/2024

Kỹ thuật canh tác mít

Kỹ thuật canh tác mít

08:53 22/11/2024