BC tình hình ứng dụng cơ giới hoá và liên kết tiêu thụ trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Ngày đăng: 03/08/2020

 1. Số lƣợng và tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mạnh với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến được đầu tư và nhân rộng như: ứng dụng sang phẳng ruộng lúa ứng dụng tia lazer, máy cấy 3 trong 1, tưới điều khiển tự động, máy gặt đập liên hợp, máy cuốn rơm...

Bên cạnh đó, nhiều chủng loại trang thiết bị, máy nông nghiệp mới, hiệu quả cao được đưa vào sản xuất giúp tăng tỷ lệ cơ giới trong sản xuất. Hiện nay, số lượng máy móc nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đáp ứng hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch (Phụ lục I). Hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo của tỉnh cũng từng bước được nâng lên, cụ thể:

- Khâu làm đất: tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100% đối với lúa.

- Khâu bơm nước: tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%.

- Khâu bảo vệ thực vật (phun thuốc bằng máy đeo vai): tỷ lệ cơ giới hóa đạt trên 95%. Sử dụng thiết bị bay phun thuốc chiếm khoản 5% diện tích sản xuất (trên toàn tỉnh có khoảng 15 máy).

- Khâu thu hoạch: tỷ lệ cơ giới hóa đối với lúa đạt 100%.

2. Hiệu quả một số mô hình ứng dụng cơ giới hóa

a. Máy cấy lúa

Hiện nay, trên địa bàn toàn Tỉnh có 98 máy cấy tập trung nhiều nhất ở Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông. Các huyện còn lại có số máy cấy từ 3- 5 máy. Thông qua thực hiện mô hình trình diễn, đánh giá hiệu quả kinh tế tại các huyện, áp dụng máy cấy giúp giảm giá thành sản xuất lúa từ 200 – 700 đồng/kg và tăng năng suất từ 5 – 10%. Từ đó, hiệu quả đem lại từ máy cấy là 2.000.000 – 4.000.000 đồng/ha. Việc ứng dụng máy cấy còn giúp hạn chế rủi ro do tác động của thời tiết, tăng chất lượng hạt gạo. Bên cạnh đó, đầu tư máy cấy lúa giúp người nông dân tăng thu nhập từ việc cấy thuê từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng/ha; tạo thu nhập cho lao động nhàn rỗi tại địa phương từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày.  

              b. Máy cuốn rơm                                         

Trên địa bàn tỉnh có 112 máy cuốn rơm các loại. Với công suất bình quân 5 ha/ngày (100 cuộn/ha) đáp ứng khoảng 15.450 ha/vụ. Lợi nhuận thu lại là

3.000 đồng/cuộn rơm, người đầu tư máy thu nhập 1.500.000 đồng/ngày/máy. Việc bán rơm sau khi thu hoạch lúa giúp người nông dân không phải đốt đồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tăng thu nhập 500.000 đồng/ha tiền rơm có trên ruộng mà nông dân

c. Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp M  Đông 2, xã M  Đông huyện Tháp Mười thực hiện mô hình  Mô hình thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy và phun xịt thuốc bằng máy bay kết hợp sau thu hoạch làm bằng máy, giảm lượng giống, giảm lượng sâu rầy, phân bón, năng suất tăng cao để mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân . Điểm n i bật của mô hình là thực hiện ứng dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất lúa như toàn bộ diện tích được thực hiện bằng phương pháp cấy bằng máy với với lượng giống là 60kg/ha, phun thuốc bằng máy bay không người lái, tưới ngập khô xen k  điều khiển bằng cảm biến.  uản l  dịch hại t ng hợp IPM. Sử dụng s  điện tử - truy xuất nguồn gốc nên s  giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư và giảm nhân công lao động.

Nhằm giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ, ứng dụng cơ giới hóa trong khâu xuống giống, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn phối hợp HTX NN M  An và Công ty TTHH TMDV Sài Gòn Kim Hồng thực hiện mô hình trình diễn sạ lúa theo cụm tại ấp M  Thị A, xã M  An, huyện Tháp Mười, với diện tích 1,3 ha; sử dụng thiết bị sạ lúa theo cụm với lượng giống gieo sạ 90 kg/ha, khoảng cách 25 cm x 14 cm, mật độ trung bình 10-12 hạt/cụm; sử dụng giống nếp IR4625 cấp xác nhận; áp dụng quy trình 1 phải 5 giảm. Mô hình trình diễn sạ lúa theo cụm giúp giảm 38 kg lượng giống sử dụng, giảm sử dụng thuốc trừ sâu rầy, cây lúa có xu hướng đ  nhánh tốt hơn so với đối chứng. Tuy năng suất thực tế (lúa tươi) của ruộng mô hình thấp hơn 114 kg/ha so với đối chứng, nhưng ruộng mô hình giúp tiết kiệm chi phí 770 ngàn đồng/ha, giá thành sản xuất giảm 78 đồng/kg nên lợi nhuận tương đương so với ruộng đối chứng.

d. Mô hình tƣới tự động, tiết kiệm nƣớc trên cây ăn trái và hoa cảnh

  • Hoa kiểng: Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới thông minh tiết kiệm nước cho làng hoa kiểng thành phố Sa Đéc với diện tích 110 ha. 
  • Cây ăn trái: Tỉnh đã hỗ trợ cho huyện (Cao Lãnh, Lai Vung, Châu Thành) xây dựng hệ thống tưới thông minh tiết kiệm nước trong vùng cây ăn trái với diện tích 165 ha.
  • Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Đồng Tháp đã bố trí vốn ngân sách để đầu tư 05 công trình nhà màng kết hợp hệ thống tưới tự động với diện tích 52,8 ha với kinh phí 1.400.000.000 đồng.

Thông qua các mô hình, hiệu quả cụ thể như sau:

Hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp tăng năng suất cây trồng (25%); giảm chi phí công lao động để tưới và chăm sóc (30%); tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng mức độ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm (20%). 

  • Hiệu quả đối với sử dụng tài nguyên (đất, nước): lượng nước tiết kiệm so với tưới truyền thống (45%); tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha (25%); tăng mức độ chuyển đ i cơ cấu cây trồng (15%); giảm tỷ lệ đất hoang hóa (%). 
  • Hiệu quả đóng góp vào thu nhập người dân, doanh nghiệp: tăng thu nhập của người dân, doanh nghiệp so với không áp dụng (20%).

3. Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp

Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện hỗ trợ theo các  uyết định số 68/2013/ Đ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm t n thất trong nông nghiệp, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chi tiết mời xem tại BC số 1628/BC-SNN 

Tin cùng danh mục

Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2020

Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2020

06:48 24/11/2024

Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

06:48 24/11/2024

Quảng bá, tạo dựng hình ảnh địa phương năm 2020

Quảng bá, tạo dựng hình ảnh địa phương năm 2020

06:48 24/11/2024

Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2020

06:48 24/11/2024

Xả nước thải và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

Xả nước thải và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

06:48 24/11/2024