Để triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất cây trồng đạt kết quả tốt, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ Thu Đông 2020 như sau:
- Cây lúa
- Vụ Hè Thu 2020
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ sản xuất lúa ở các ô bao từng vùng và có giải pháp ứng phó kịp thời với các điều kiện khó khăn, diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết.
- Thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh, phát triển dịch hại trên đồng và có kế hoạch ngăn ngừa, phòng trị kịp thời.
- Vụ Thu Đông 2020
- Về chỉ đạo sản xuất:
+ Tùy theo điều kiện từng vùng, các địa phương xác định cụ thể diện tích sản xuất vụ Thu Đông 2020 trên cơ sở chủ động trong phòng chống sâu bệnh, mưa, lũ, tiêu úng kịp thời kết hợp kế hoạch xả lũ của huyện, thị xã, thành phố. Chỉ xuống giống ở những diện tích có bờ bao chống lũ triệt để nhằm đảm bảo sản xuất an toàn.
+ Ngay sau khi thu hoạch lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày vụ Hè Thu 2020, phải thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng, cày hoặc xới phơi đất trước khi xuống giống, bảo đảm thời gian cách ly 2 – 3 tuần để hạn chế ngộ độc hữu cơ. Xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy, hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
+ Riêng đối với những ô đê bao không xuống giống Thu Đông 2020 nhưng có kế hoạch xả lũ sau khi kết thúc vụ Hè Thu 2020 cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để đảm bảo không ảnh hưởng đến các ô đê bao có sản xuất lúa vụ 3.
- Thời vụ: Căn cứ vào các điều kiện như: Rầy di trú, thủy triều, tình hình mưa, mực nước lũ, kế hoạch xả lũ, hệ thống thuỷ lợi từng vùng để xác định cụ thể thời điểm xuống giống phù hợp từng ô bao, khu vực ở địa phương nhưng phải bảo đảm xuống giống trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 để thu hoạch an toàn, không bị thiệt hại do lũ.
- Mật độ sạ: Tăng cường thực hiện giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80-100 kg/ha; đẩy mạnh áp dụng công cụ sạ bằng máy, sử dụng máy cấy.
- Cơ cấu giống:
+ Giống lúa thơm: Jasmine 85, nhóm giống ST, Nàng Hoa 9, VĐ 20, Đài Thơm 8, ... tỉ lệ 30%.
+ Giống lúa chủ lực xuất khẩu: OM 5451, OM 6976, OM 18, OM 7347, OM 4900, … tỉ lệ 50 - 60%.
+ Hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng trung bình như: IR 50404, Nếp.
- Một số lưu ý:
+ Phải đảm bảo thời gian nghỉ giữa hai vụ Hè Thu sang Thu Đông ít nhất 2 – 3 tuần để làm đất, vệ sinh đồng ruộng kỹ, tiêu hủy nguồn bệnh, sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ.
+ Phải đảm bảo thời gian thu hoạch lúa vụ Thu Đông cách ly ít nhất 3 tuần trước khi xuống giống lúa Đông Xuân chính vụ ở 2 thời điểm tập trung: ngày 15 – 30/11/2020 và ngày 15 – 30/12/2020 và dự báo khả năng di trú của rầy nâu.
+ Sử dụng giống lúa chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã.
+ Sử dụng phân bón trong vụ Thu Đông ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đa lượng phải lưu ý đến việc bổ sung canxi và silic cho lúa để tăng cường tính chống chịu trong điều kiện mưa bão.
- Cây rau màu và cây trồng ngắn ngày
- Tùy vào điều kiện cụ thể của từng vùng, ô bao mà địa phương khuyến cáo thời vụ xuống giống phù hợp cho từng đối tượng cây trồng; Sử dụng giống có năng suất cao, phù hợp thị trường và phát triển theo hướng cánh đồng lớn, có liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
- Căn cứ vào điều kiện đất đai, mùa vụ, hệ thống tưới tiêu, đối tượng cây trồng để xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:
+ Trên đất chuyên màu: Chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối NPK.
+ Trên đất lúa chuyển đổi sang rau, màu: Chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, lên liếp thông thoáng, tuyệt đối không để úng cục bộ; Tổ chức sản xuất liên vùng không để hiện tượng lúa màu đan xen; Tùy theo thành phần cơ giới đất và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh.
- Cây ăn quả
Định hướng quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái của từng địa phương trên cơ sở định hướng quy hoạch của tỉnh, tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện đảm bảo phát triển đúng định hướng, xác định cụ thể diện tích từng loại cây trồng thông qua việc quản lý vùng trồng gắn với việc xây dựng hệ thống thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
- Trải qua mùa khô hạn, thời tiết biến đổi bất thường, mưa bão đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng nên cần tăng cường đầu tư chăm sóc bón phân hữu cơ, khi bón phân vô cơ phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và nâng cao năng suất.
- Đối với các diện tích cây ăn quả trong vùng ảnh hưởng lũ cần gia cố đê bao, cống bọng đảm bảo vững chắc ngăn lũ và triều cường.
- Với những diện tích trồng mới trong mùa mưa, cần dùng các biện pháp che mưa, chắn gió cho cây.
- Vào đầu mùa mưa, rễ cây ăn trái thường yếu do mưa nhiều làm đất yếm khí. Mặt khác, mùa mưa cũng làm sâu bệnh dễ bộc phát, do đó cần bón các loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối.
- Nếu gặp mưa lũ kéo dài, vườn cây dễ bị ngập úng, cần nhanh chóng bơm hết nước ra ngoài bờ bao để tránh không cho vườn cây bị ngập kéo dài.
- Bón vôi vào đầu hay cuối mùa mưa. Vôi có tác dụng nâng độ pH, giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, cung cấp Canxi trực tiếp cho cây, làm cho chất lượng trái ngon hơn.
- Quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp
- Cử cán bộ tham gia Đoàn công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp trên địa bàn phụ trách. Kiên quyết xử lý theo các quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân.
- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh các giống lúa mới chưa được phép công nhận lưu hành.
Tin cùng danh mục
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm và giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm (H5N1)
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm và giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm (H5N1)
10:35 24/11/2024Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
10:35 24/11/2024Trả lời kiến nghị của Cơ sở kinh doanh cá tra giống 7 Sử
Trả lời kiến nghị của Cơ sở kinh doanh cá tra giống 7 Sử
10:35 24/11/2024Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan trên diện rộng
10:35 24/11/2024BC Kết quả khảo sát về việc “Nông dân Lai Vung áp dụng cách chữa bệnh lạ cho cây có múi”
BC Kết quả khảo sát về việc “Nông dân Lai Vung áp dụng cách chữa bệnh lạ cho cây có múi”
10:35 24/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...