Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NN&PTNT rà soát diện tích sầu riêng, chanh leo trên địa bàn, xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung, gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến,…
Ngày 30/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo.
Theo Bộ NN&PTNT, trong những năm gần đây, sản xuất sầu riêng, chanh leo nước ta tăng trưởng nhanh cả về diện tích, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Một số địa phương trọng điểm sản xuất sầu riêng, chanh leo đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu thụ; tạo việc làm và nâng cao thu nhập, làm giàu cho nông dân, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, nâng cao vị thế, thị phần ngành hàng rau quả nói chung và sầu riêng, chanh leo Việt Nam nói riêng trên thị trường thế giới.
Từ tháng 7/2022, quả sầu riêng, chanh leo Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn cho sản xuất.
Bên cạnh những cơ hội, thành tựu đạt được, sản xuất, xuất khẩu sầu riêng, chanh leo nước ta cũng đang đứng trước nhiều tồn tại, rủi ro và thách thức như: Nhiều địa phương phát triển nóng về diện tích, mở rộng trồng mới ở những vùng không có lợi thế; tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; thực hiện chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu có hiệu quả ở Tây Nguyên sang trồng thuần cây sầu riêng…
Thêm vào đó, công tác quản lý chất lượng cây giống, đặc biệt là việc quản lý một số bệnh virus trên cây giống cây chanh leo cần tiếp tục được cải thiện; nhiều hộ nông dân, vùng sản xuất còn thực hiện quy trình canh tác chưa bền vững. Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (xâm nhập mặn), Tây Nguyên (hạn hán) đang là thách thức với sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất sầu riêng, chanh leo nói riêng.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ còn phổ biến; tổ chức sản xuất, doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế. Diện tích được cấp mã số vùng trồng, số lượng cơ sở đóng gói được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc còn rất nhỏ so với tổng quy mô diện tích, sản lượng chanh leo, sầu riêng hiện có.
Do đó, để phát triển sản xuất sầu riêng, chanh leo hiệu quả cao, bền vững, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NN&PTNT rà soát diện tích sầu riêng, chanh leo trên địa bàn, xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung; gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến; quy mô phù hợp nội dung của Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai.
Mặt khác, khẩn trương rà soát, xây dựng hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng, chanh leo xuất khẩu phù hợp. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc cấp, quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mạo danh, gian lận, sử dụng mã số không đúng mục đích.
Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu ở Tây Nguyên có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống, thực hiện kiểm tra một số bệnh virus trên cây giống cây chanh leo trước khi xuất vườn. Tăng cường hướng dẫn nông dân thực hiện rải vụ thu hoạch sầu riêng linh hoạt, hiệu quả theo tín hiệu thị trường; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trong vùng sản xuất sầu riêng, chanh leo tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Quản lý chặt chẽ một số đối tượng sinh vật gây hại nguy hiểm như bệnh Phytophthora hại sầu riêng, bệnh virus hại chanh leo.
Tin cùng danh mục
Tổ chức Lễ hội cá tra lần I năm 2022 tại thành phố Hồng Ngự - Đồng Tháp
Tổ chức Lễ hội cá tra lần I năm 2022 tại thành phố Hồng Ngự - Đồng Tháp
12:19 04/12/2024Đồng hành cùng sự phát triển mô hình hội quán
Đồng hành cùng sự phát triển mô hình hội quán
12:19 04/12/2024Huyện Châu Thành thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
Huyện Châu Thành thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
12:19 04/12/2024HƯỚNG DẪN TẠM THỜI CHĂM SÓC VƯỜN CÂY HOA KIỂNG BỊ ẢNH HƯỞNG TRONG MÙA LŨ
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI CHĂM SÓC VƯỜN CÂY HOA KIỂNG BỊ ẢNH HƯỞNG TRONG MÙA LŨ
12:19 04/12/2024Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030
Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030
12:19 04/12/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...