- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào cây trồng và vật nuôi có khối lượng hàng hóa tương đối lớn, giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đầu tư các trang thiết bị, máy móc nông nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm giá thành, giảm tổn thất trong nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận.
- Đáp ứng kịp thời vụ, tăng mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đáp ứng được tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp và giảm lao động nặng nhọc cho người nông dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm, xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa tiên tiến, cơ giới hóa đồng bộ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Nhân rộng các mô hình có hiệu quả.
- Tăng cường hỗ trợ các hội quán, HTX cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật; sản xuất và liên kết tiêu thụ.
- Tận dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí nhà nước, kinh phí dự án về đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp.
2.1. Đến năm 2025
2.1.1 Cơ giới hóa nông nghiệp
a. Lĩnh vực trồng trọt
- Trên cây lúa:
+ Khâu làm đất: 100% diện tích đất có nhu cầu làm đất.
+ Khâu gieo sạ, cấy: 90% diện tích gieo sạ lúa bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: 100% diện tích sản xuất được bơm tưới chủ động bằng Trạm bơm điện hoặc máy dầu; 100% diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy; có 70% diện tích phun phân bằng máy.
+ Khâu thu hoạch: có 100% diện tích sản xuất thu hoạch bằng máy.
+ Khâu sau thu hoạch: 80% diện tích được thu gom rơm bằng máy hoặc xử lý bằng các chế phẩm sinh học, 90% diện tích lúa được sấy và bảo quản đúng quy trình.
- Trên cây rau, màu:
+ Khâu làm đất: 70% diện tích sản xuất ứng dụng cơ giới.
+ Khâu tưới tiêu: 80% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: có 90% diện tích sản xuất được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.
- Trên cây ăn trái
+ Khâu làm đất: cơ giới hoá trong việc lên liếp xây dựng vườn cây ăn trái đạt 85%.
+ Khâu tưới tiêu: 100% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 90% diện tích.
b. Lĩnh vực chăn nuôi
Đến năm 2025, cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% và 60% thực hiện cơ giới hóa đồng bộ ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và trang trại quy mô lớn.
c. Lĩnh vực thuỷ sản
Tỷ lệ cơ giới hoá từng khâu đạt từ 70%.
2.1.2. Phát triển chế biến, bảo quản nông sản
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8,0%/năm.
- Trên 50% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 0,7 %/năm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 40% là sản phẩm chế biến.
2.2. Đến năm 2030
2.2.1. Cơ giới hóa nông nghiệp
a. Lĩnh vực trồng trọt
- Trên cây lúa
Diện tích được ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ là 80%; diện tích được thu gom rơm bằng máy hoặc xử lý bằng các chế phẩm sinh học đạt 90%, diện tích lúa được sấy và bảo quản đúng quy trình đạt 100%.
- Trên cây rau, màu
+ Khâu làm đất: 80% diện tích sản xuất từ cơ giới;
+ Khâu tưới tiêu: 90% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy;
+ Khâu chăm sóc: 100% diện tích sản xuất được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.
- Trên cây ăn trái
+ Khâu làm đất: cơ giới hoá trong việc lên liếp xây dựng vườn cây ăn trái đạt 95%.
+ Khâu tưới tiêu: 100% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 95% diện tích.
b. Lĩnh vực chăn nuôi
Cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 90% và 60% thực hiện cơ giới hóa đồng bộ ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn.
Tin cùng danh mục
Công nhận cây đầu dòng (Xoài Cát Hòa Lộc)
Công nhận cây đầu dòng (Xoài Cát Hòa Lộc)
12:27 22/11/2024Chủ động chỉ đạo sản xuất cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Chủ động chỉ đạo sản xuất cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
12:27 22/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...