Sản xuất cây trồng vụ Hè Thu 2023
Ngày đăng: 06/02/2023

Xây dựng và bố trí lịch thời vụ theo hướng xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy bảo đảm phải có thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 3 tuần; thực hiện tốt việc vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân 2022 – 2023, để tiêu diệt các mầm bệnh trên đồng ruộng đồng thời giảm nguy cơ bị ngộ độc hữu cơ.

  • Trên cơ sở theo dõi số liệu bẫy đèn, tình hình thủy văn, thực tế sản xuất ở từng địa phương, các huyện, thị, thành xác định cụ thể thời điểm xuống giống phù hợp trên từng cánh đồng, khu vực và chỉ đạo kịp thời việc vệ sinh đồng ruộng, tu sửa bờ vùng, bờ thửa, chủ động việc tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất.
  • Đảm bảo cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái, nguồn nước, thời tiết…, không bị ảnh hưởng lẫn nhau bởi dịch bệnh (chuột, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, muỗi hành...) hoặc xung đột lợi ích (đê bao, nguồn nước, thu nhập...).
    1. Bố trí lịch thời vụ

Khuyến cáo lịch xuống giống lúa Hè Thu 2023 của Tỉnh như sau:

+ Vùng sản xuất 3 vụ, chủ yếu gồm 2 đợt xuống giống:

* Đợt 1: Từ ngày 05/02 – 12/02/2023 (15/01/2023 – 22/01/2023 âm lịch)

Đây là đợt xuống giống sớm và là thời điểm mật số rầy di trú rất cao, kéo dài. Cần theo dõi chặt chẽ, đồng thời khuyến cáo xuống giống nhanh, gọn, giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Uớc diện tích xuống giống vụ Hè Thu đợt này khoảng 60.000 ha.

* Đợt 2: Từ ngày 07/3 – 14/3/2023 (16/02 – 23/02/2023 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 60.000 ha. Các vùng sản xuất 3 vụ cố gắng kết thúc xuống giống trong đợt này để bảo đảm thời gian cho vụ Thu Đông 2023 và Đông Xuân 2023-2024.

+ Vùng sản xuất 2 vụ, gồm 2 đợt xuống giống:

* Đợt 1: Từ ngày 07/3 – 14/3/2023 (16/02 – 23/02/2023 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 40.000 ha.

* Đợt 2: Từ ngày 06/4 – 13/4/2023 (nhuần 16/02 – 23/02/2023 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 20.000-35.000 ha; trong đó vùng 2 vụ khoảng 20.000-25.000 ha, vùng 3 vụ có thể còn khoảng 5.000-10.000 ha.

      1. Giải pháp về giống
    1. Khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, giống chất lượng cao, thích nghi với điều kiện đất địa phương, năng suất cao và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu.
    2. Cơ cấu nhóm giống lúa:

+ Vùng Đồng Tháp Mười (gồm 8 huyện Hồng Ngự, Tp. Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tp. Cao Lãnh): ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá: Giống chủ lực: OM 18, Đài Thơm 8, IR 50404, OM 5451, OM 6976, OM 4900... Giống bổ sung: OM 576, VĐ 20, OM 7347, Jasmine 85, Nàng Hoa 9...

+ Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu (gồm 06 huyện: Hồng Ngự (xã Cù lao), Thanh Bình (xã Cù Lao), Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Tp. Sa Đéc): ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao, giống chủ lực: OM 18, OM 4900, OM 6976, OM 5451, Đài Thơm 8, Jasmine 85...Giống bổ sung: OM 7347, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 9582...

      1. Về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
  1. Đối với cây lúa
    • Tiếp tục giảm lượng giống gieo sạ từ 80-100 kg/ha; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy, sử dụng máy cấy.
    • Nhân rộng mô hình 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm, mô hình giảm giá thành sản xuất lúa, khuyến khích mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, tiêu chuẩn hữu cơ.
    • Công tác thông tin tuyên truyền các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường3. Tiếp tục triển khai duy trì thực hiện Dự án VnSAT, dự án ICRSL (dự án WB9).
    • Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên cây lúa.
  2. Đối với hoa màu, cây cong nghiệp ngắn ngày

Xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau màu có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ, liên vùng.

      1. Giải pháp cơ giới hóa

Khuyến cáo sạ cấy lúa bằng máy, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng giúp giảm thất thoát, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao chất lượng lúa gạo. Nâng tỷ lệ diện tích thu hoạch bằng máy đạt 100% nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

      1. Về tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ
    1. Liên kết sản xuất tiêu thụ, xây dựng các vùng nguyên liệu cung ứng theo yêu cầu thị trường (doanh nghiệp), phân khúc thị trường, đa dạng hoá sản phẩm (gạo đặc sản, an toàn, hữu cơ, có thương hiệu, dầu cám…) nhằm gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất...

Xem chi tiết tại Kế hoạch số 318/KH-SNN

Tin cùng danh mục

Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, giai đọan 2021-2025

06:41 22/11/2024

Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

06:41 22/11/2024

Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

06:41 22/11/2024

Công nhận cây đầu dòng (Xoài Cát Chu)

Công nhận cây đầu dòng (Xoài Cát Chu)

06:41 22/11/2024

Công nhận cây đầu dòng (Nhãn Châu Thành)

Công nhận cây đầu dòng (Nhãn Châu Thành)

06:41 22/11/2024