Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Ngày đăng: 29/09/2021

      Trước nguy cơ các loại dịch bệnh động vật có khả năng tiếp tục xảy ra và lây lan diện rộng trong là rất cao, nhất là trong điều kiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid 19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp chỉ đạo thực hiện như sau:

1. Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Công văn số 453/UBND-KT ngày 23/6/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật; Công văn số 311/UBND-KT ngày 11/5/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về chấn chỉnh công tác quản lý chăn nuôi gia súc trên địa bàn Tỉnh và các giải pháp tăng đàn, tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh DTHCP; Công văn số 546/UBND-KT ngày 13/7/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng, khu dân cư, khu vực biên giới về sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật, các dấu hiệu nhận biết dịch bệnh động vật; đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tái đàn, tăng đàn heo theo hướng bền vững. Thông tin kịp thời cơ chế chính sách hỗ trợ đến người chăn nuôi trên địa bàn. Vận động người dân tham gia giám sát, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng hoặc thông qua đường dây nóng phản ánh các trường hợp nghi ngờ vận chuyển động vật mang mầm bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Đối với các địa phương có dịch bệnh động vật (CGC, DTHCP, VDNC,…) tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan diện rộng; trường hợp các ổ dịch có nguy cơ cao, phát sinh khẩn trương tổ chức tiêm vaccin bao vây ổ dịch và triển khai các biện pháp phòng dịch theo đúng quy định.

- Chỉ đạo ngành chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã:

+ Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm nhất là bệnh viêm da nổi cục và cúm gia cầm đạt tỷ lệ 80% tổng đàn trong diện tiêm phòng.

+  Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc sát trùng bằng vôi bột và các loại hóa chất phổ biến dùng trong thú y như: benkocid, vimekon, virkon… Tiếp tục triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10/2021 trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Chủ động phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản triển khai lấy mẫu giám sát, chủ động xét nghiệm để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, không để dịch bệnh lây lan theo đúng quy định.

+ Tăng cường kiểm tra vịt chạy đồng kết hợp với công tác giám sát dịch bệnh tại địa bàn nhằm phát hiện sớm, kịp thời xử lý ngăn ngừa dịch bệnh tái phát và lây lan trên diện rộng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chăn nuôi vịt chạy đồng vi phạm theo đúng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi khai báo dịch bệnh khi phát hiện gia cầm bệnh hoặc chết bất thường theo đúng quy định tại Phụ lục số 09 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/20216 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

2. Giao Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

- Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.

- Thường xuyên lấy mẫu giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh CGC để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi-rút CGC.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, cung ứng đầy đủ và sẵn sàng trong công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời ngăn chặn, xử lý ổ bệnh động vật phát sinh; kịp thời đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo Tổ Thú y giám sát chặt chẽ địa bàn, phối hợp cùng chính quyền các địa phương, nhân viên Thú y cấp xã đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, đảm bảo đúng tiến độ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại địa phương; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và quản lý vịt chạy đồng trên địa bàn tỉnh.

- Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết theo thẩm quyền.

Nguồn: 2795/SNN-KHTC

Tin cùng danh mục

Điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản

Điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn tổ chức sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản

01:11 29/03/2024

HD Tổ chức sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

HD Tổ chức sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

01:11 29/03/2024

Giảm tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt do ảnh hưởng dịch Covid-19

Giảm tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt do ảnh hưởng dịch Covid-19

01:11 29/03/2024

Đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện thu mua, vận chuyển lúa gạo vụ Hè Thu, Thu Đông 2021 giữa các tỉnh

Đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện thu mua, vận chuyển lúa gạo vụ Hè Thu, Thu Đông 2021 giữa các tỉnh

01:11 29/03/2024

Phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật

Phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật

01:11 29/03/2024