Uỷ ban nhân dân Tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tăng đàn, tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) theo Công văn số 82/BCĐ389-CQTT ngày 24/12/2019 của Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh về việc triển khai Công văn số 27/BCĐ389-VPTT ngày 16/12/2019 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 06/4/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Công văn số 398/UBND-KT ngày 12/6/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTHCP tái phát và lây lan trên diện rộng. Đồng thời, các đơn vị tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung triển khai cấp bách các giải pháp tái đàn, tăng đàn và kiểm soát vận chuyển heo, sản phẩm từ heo qua biên giới trên địa bàn Tỉnh, với nội dung cụ thể như sau:
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo phòng ngừa và khống chế dịch bệnh DTHCP hiệu quả nhất; trường hợp nếu xảy ra dịch bệnh DTHCP phải kiểm soát chặt chẽ không để lây lan trên diện rộng, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật của người dân trên địa bàn; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Tỉnh về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát động vật và các sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
- Tăng cường công tác phối hợp với sở, ngành và đơn vị liên quan, kiểm tra, kiểm soát tại các tuyến đường giao thông, đặc biệt tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh, không rõ nguồn gốc về Tỉnh để tiêu thụ, trường hợp phát hiện các lô hàng heo thịt và các sản phẩm từ thịt heo vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn, vùng chăn nuôi tập trung, khu vực có nguy cơ cao, vùng biên giới, các điểm giết mổ, các cơ sở thu gom gia súc tập trung.
- Chủ động chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo mục tiêu tái đàn, phải gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng, khu dân cư, khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh DTHCP, các dấu hiệu nhận biết bệnh DTHCP; đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tái đàn, tăng đàn heo theo hướng bền vững. Thông tin kịp thời cơ chế chính sách hỗ trợ đến người chăn nuôi trên địa bàn. Vận động người dân tham gia giám sát, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng hoặc thông qua đường dây nóng các trường hợp nghi ngờ vận chuyển động vật mang mầm bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra giám sát các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh; công tác tái đàn, tăng đàn heo trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các giải pháp tái đàn heo nhằm giúp cho người chăn nuôi sớm ổn định, phát triển sản xuất; đồng thời chuẩn bị các bước cần thiết hỗ trợ cho việc quá trình tái đàn. Thông tin các đơn vị cung ứng giống có uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh để người chăn nuôi trong tỉnh biết, lựa chọn phục vụ công tác tái đàn.
- Thành lập Đoàn công tác do lãnh đạo Sở làm trưởng đoàn, đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTHCP để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản:
+ Phối hợp phòng chuyên môn huyện, thị xã, thành phố, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị và đơn vị liên quan tổ chức vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTHCP, bảo vệ an toàn sức khỏe cho đàn vật nuôi và cộng đồng.
+ Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo thịt, sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.
+ Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, cung ứng đầy đủ và sẵn sàng trong công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời ngăn chặn, xử lý ổ bệnh DTHCP phát sinh; kịp thời đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật đạt hiệu quả.
+ Tăng cường công tác kiểm dịch, vận chuyển động vật sản phẩm động vật tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông. Thực hiện quy trình kiểm dịch và tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; quy trình nhập heo và kiểm soát giết mổ; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn các biện pháp phòng chống bệnh, hướng dẫn tiêu độc khử trùng, các biện pháp an toàn sinh học; khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua giống tại các cơ sở cung cấp con giống an toàn.
- Sở Công Thương
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường Tỉnh, các ngành chức năng chủ động kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thịt heo, phủ tạng, các sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc; tuyên truyền vận động người dân kinh doanh sản phẩm từ heo đã qua kiểm dịch theo đúng quy định.
- Sở Y tế
- Chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra nguồn thịt heo tại các điểm chế biến, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra nguồn gốc sản phẩm thịt tại các cơ sở sản xuất, chế biến sử dụng nguồn thịt heo không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.
- Tuyên truyền vận động các nhà hàng, quán ăn, trường học, cơ sở giáo dục,… thực hiện cam kết không sử dụng thịt heo, phủ tạng heo không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của bệnh DTHCP, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và phổ biến chính sách hỗ trợ tái đàn, tăng đàn heo của Tỉnh.
- Chủ động xây dựng chuyên đề, phóng sự tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu, nhận thức rõ về nguy hại của bệnh DTHCP đối với phát triển chăn nuôi; chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống, tiêm phòng vắc-xin, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi; khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt heo có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm dịch; định hướng thông tin tránh gây hoang man trong cộng đồng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn thực hiện quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi heo trên địa bàn; đề xuất chính sách hỗ trợ về đất đai thực hiện tái đàn heo, gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo, chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học.
- Sở Tài chính
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo đủ và kịp thời để tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ tái đàn heo. Đồng thời, hướng dẫn cơ chế sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, phương thức thanh quyết toán để Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh, các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các địa phương triển khai, thực hiện.
- Chỉ đạo phòng chuyên môn hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đối với các trường hợp tiêu hủy và phòng, chống dịch theo đúng quy định.
- Công an Tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường và các lực lượng khác tham gia các Đoàn công tác liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố và lực lượng Công an xã, phường, thị trấn phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành kịp thời kiểm tra, xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ gia súc trái phép trên địa bàn quản lý theo đúng quy định.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh
- Chỉ đạo các lực lượng, các Trạm kiểm soát tăng cường kiểm tra các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua lại biên giới; tuyên truyền cho người dân ở khu vực biên giới hiểu và nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.
- Phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn tổ chức tiêu hủy theo quy định trường hợp bắt được các lô hàng heo thịt và các sản phẩm từ thịt heo vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới.
- Đề nghị Cục Quản lý thị trường Tỉnh
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các ban ngành có liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện các trường hợp vận chuyển trái phép heo, sản phẩm từ heo ra, vào tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi Tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép heo và sản phẩm từ heo.
- Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi Tỉnh
Theo địa bàn được phân công, tích cực kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 06/4/2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh DTHCP giai đoạn 2020 - 2025. Chủ trì, phối hợp xử lý tiêu hủy theo quy định đối với trường hợp phát hiện các lô hàng heo thịt và các sản phẩm từ thịt heo vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới.
- Thành viên Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh
- Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Công văn số 27/BCĐ389-VPTT ngày 16/12/2019 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn, các sản phẩm từ lợn qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, các sản phẩm từ lợn qua biên giới trên địa bàn quản lý diễn biến phức tạp, kéo dài mà không có giải pháp xử lý kịp thời.
- Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có hành vi tiếp tay, bao che cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới. Đồng thời khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu đối với hành vi vi phạm trên.
- Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh (qua Cục Quản lý thị trường) trước ngày 30/7/2020 để tập hợp.
- Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh (Cục Quản lý thị trường) theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện của các lực lượng chức năng, địa phương và báo cáo về Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo quy định.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh
Phối hợp với chính quyền và các cấp tuyên truyền, vận động Nhân dân và hội viên thực hiện tốt công tác tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 - 2025 và tăng cường kiểm soát vận chuyển heo và sản phẩm động vật từ heo qua biên giới.
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai rộng rãi chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh Dịch tả heo Châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn heo, mở rộng mô hình chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh theo các văn bản hướng dẫn hiện hành và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tin cùng danh mục
Vận động tuyên truyền thành lập mới HTXNN từ tổ hợp tác, hội quán
Vận động tuyên truyền thành lập mới HTXNN từ tổ hợp tác, hội quán
08:23 24/11/2024Quản lý mã số vùng trồng và nhà đóng gói quả tươi xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh
Quản lý mã số vùng trồng và nhà đóng gói quả tươi xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh
08:23 24/11/2024Tăng cường công tác phòng chống Dịch tả heo Châu Phi đảm bảo tái đàn, tăng đàn heo theo hướng bền vững
Tăng cường công tác phòng chống Dịch tả heo Châu Phi đảm bảo tái đàn, tăng đàn heo theo hướng bền vững
08:23 24/11/2024Nhu cầu hỗ trợ cho vay phát triển một số ngành hàng nông nghiệp có tiềm năng năm 2020 theo Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND
Nhu cầu hỗ trợ cho vay phát triển một số ngành hàng nông nghiệp có tiềm năng năm 2020 theo Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND
08:23 24/11/2024Một số giải pháp tập trung chỉ đạo sản xuất cây trồng vụ Thu Đông 2020
Một số giải pháp tập trung chỉ đạo sản xuất cây trồng vụ Thu Đông 2020
08:23 24/11/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...