Tập trung thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy khôi phục và tổ chức sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2022
Ngày đăng: 21/07/2022

Sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh cây trồng vật nuôi được kiểm soát, chuyển dịch đất lúa sang cây ăn trái được các địa phương quan tâm phát triển, luỹ kế diện tích trồng cây ăn trái đạt 41.310 ha, tăng 6.151 ha so cùng kỳ, tình hình tiêu thụ thuỷ sản ổn định (sản lượng thu hoạch đạt 264 nghìn tấn, tăng 26 nghìn tấn so cùng kỳ), chăn nuôi phục hồi đã duy trì mức tăng trưởng khá (sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 24 nghìn tấn, tăng 1,7 nghìn tấn so cùng kỳ),... Tuy nhiên, do chủ động giảm diện tích gieo trồng lúa vụ Đông xuân (giảm 6.800 ha so cùng kỳ)  và do giá vật tư đầu vào tăng nên người dân đã chủ động giãn, giảm chu kỳ sản xuất đối với hoa màu ngắn ngày nhằm giảm rủi ro trong sản xuất đã làm giảm diện tích gieo trồng (màu Đông Xuân đạt 10.247 ha, giảm 1.886 ha so cùng kỳ). Qua đó, giá trị sản xuất toàn ngành 6 tháng đầu năm đạt 20.850 tỷ đồng (bằng 98,8% so kế hoạch 6 tháng và tương đương so cùng kỳ), ước giá trị tăng thêm đạt 9.113 tỷ đồng (bằng 99,7% kế hoạch 6 tháng đầu năm và giảm 0,45% so cùng kỳ).

(chi tiết đánh giá kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm xem Báo cáo số 2147/BC-SNN ngày 23/6/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Qua rà soát, đánh giá nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng trưởng 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch đề ra và giảm so với cùng kỳ là do chủ động giảm diện tích gieo trồng lúa và và chính sách zero Covid của Trung Quốc nên các mặt hàng trái cây, mít gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ nên người sản xuất tiếp tục giãn vụ (sản lượng trái cây tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng theo kế hoạch) kéo theo giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm 3,96% so cùng kỳ (tương ứng giảm 518 tỷ đồng so cùng kỳ). Trong khi giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng chậm 0,76%, ngành thuỷ sản tăng 7,5% và bằng 88,9% mục tiêu kỳ vọng (do chi phí sản xuất tăng cao, giá bán sản phẩm ổn định hoặc tăng chậm, thị trường tiêu thụ dự báo còn tiềm ẩn nguy cơ bất lợi cho sản xuất nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất).

Xem chi tiết tại Công văn số: 2590/SNN-KHTC

Tin cùng danh mục

Ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp

Ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp

01:58 29/04/2024

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030

01:58 29/04/2024

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản năm 2022

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản năm 2022

01:58 29/04/2024

Kiểm soát giết mổ động vật và quản lý buôn bán thuốc thú y

Kiểm soát giết mổ động vật và quản lý buôn bán thuốc thú y

01:58 29/04/2024

Tổ chức Lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022

Tổ chức Lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022

01:58 29/04/2024