1. Thời tiết
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Đồng Tháp:
- Bão và áp thấp nhiệt đới: dự báo từ nay đến cuối năm 2019, mật độ bão hoạt động trên khu vực Biển Đông ở mức ít hơn TBNN (khoảng 3-5 cơn); trong đó có khoảng 1-3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, trọng điểm là khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Cần đề phòng khả năng xuất hiện của những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp.
- Lượng mưa: từ tháng 01 đến tháng 3/2020 ít có mưa trái mùa, lượng mưa các tháng ít hơn TBNN khoảng 10%. Từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5/2020 trên địa bàn Tỉnh sẽ xuất hiện các cơn mưa chuyển mùa kèm dông sét nguy hiểm.
- Nhiệt độ, nắng nóng: nhiệt độ trung bình từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020 trên phạm vi toàn Tỉnh phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,3 đến 0,50C.
- Thủy văn: sau khi đạt đỉnh mực nước các nơi trong Tỉnh sẽ xuống thấp dần từ giữa tháng 10 và tiếp tục xuống thấp dần trong những tháng mùa khô, nhìn chung mực nước trong những tháng đầu và giữa mùa khô ở mức thấp hơn TBNN khoảng từ 0,1 đến 0,3 m.
Nhìn chung, tình hình nắng nóng và mực nước thấp trong mùa khô sẽ gây khá nhiều bất lợi trong sản xuất và đời sống, do đó cần chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước có khả năng xuất hiện sớm và kéo dài trong mùa khô năm 2019-2020.
2. Cây lúa
Theo kế hoạch vụ lúa Đông Xuân 2019-2020 sẽ xuống giống 205.000 ha. Khuyến cáo các đợt xuống giống vụ Đông Xuân 2019-2020 của tỉnh:
- Vùng sản xuất 3 vụ, chia làm 02 đợt xuống giống:
* Đợt 1: Từ ngày 14/10 - 23/10/2019 (16/9 - 25/9/2019 âl)
Đây là đợt xuống giống sớm, mực nước lũ còn khá cao, thời gian thu hoạch trước, trong và có thể kéo dài đến sau Tết Nguyên đán 2020; do đó chủ yếu xuống giống trong các ô bao chắc chắn, có thể bơm rút nước để xuống giống sớm, không bị ảnh hưởng các đợt triều cường vào cuối tháng 9 và tháng 10 âl. Dự kiến huyện Tháp Mười, Cao Lãnh và một số khu vực ở Tân Hồng có thể xuống giống với diện tích khoảng 30.000 – 40.000 ha. Tùy điều kiện ô bao, thị trường, liên kết tiêu thụ... khuyến cáo nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã chọn các giống thích hợp, có kế hoạch thu hoạch, tiêu thụ, bảo đảm không bị đọng trong những ngày giáp tết Nguyên Đán.
* Đợt 2: Từ ngày 19/11 - 29/11/2019 (23/10 – 04/11/2019 âl)
Đây là đợt xuống giống chủ lực của tỉnh. Các ô bao sản xuất 3 vụ lúa nên kết thúc xuống giống trong đợt này nhằm đảm bảo kế hoạch vụ Hè thu và Thu Đông 2020 an toàn. Đối với các huyện phía Nam cần gia cố bờ bao, đề phòng các đợt triều cường sau xuống giống. Ước diện tích xuống giống trong đợt này khoảng 80.000 – 90.000 ha
+ Vùng sản xuất lúa 2 vụ, gồm 2 đợt xuống giống:
* Đợt 1: Từ ngày 19/11 – 29/11/2019 (23/10 – 04/11/2019 âl).
* Đợt 2: Từ ngày 16/12 - 26/12/2019 (21/11 – 01/12/2019 âl).
Để bảo đảm sản xuất 3 vụ, thu hoạch an toàn trước lũ, hạn chế nguy cơ bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, muỗi hành phát sinh, gây hại; các địa phương có kế hoạch tuyên truyền, vận động bơm rút nước xuống giống sớm vụ Đông xuân 2019-2020, xuống giống nhanh, gọn, tập trung, không để xảy ra tình trạng nhiều trà lúa trên một cánh đồng, thời gian xuống giống các ô bao, cánh đồng lân cận không cách nhau hơn 1,5 tháng nhằm hạn chế ảnh hưởng rầy di trú mật số cao; bảo đảm kết thúc xuống giống trong tháng 12/2019.
Trên cơ sở khung lịch xuống giống chung, tùy theo tình hình rầy di trú và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng khu vực, các địa phương điều chỉnh lịch xuống giống phù hợp theo nguyên tắc tập trung, đồng loạt và né rầy hiệu quả, hạn chế thấp nhất do dịch hại gây ra, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Khuyến cáo cơ cấu giống lúa cho các vùng sản xuất lúa trong Tỉnh như sau:
+ Nhóm giống đặc sản: Jasmine 85, VĐ 20, Nàng Hoa 9, Đài thơm 8, RVT.
+ Nhóm giống lúa chủ lực: OM 4900, OM 5451, OM 6976, IR 50404, OM 9582,...
+ Nhóm giống lúa bổ sung: OM 576, OM 7347, OM 6932, OM 6162 và các giống Nếp.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VỤ ĐÔNG XUÂN 2019-2020
Căn cứ vào tình hình thời tiết, cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng, quy luật phát sinh phát triển của dịch hại, dự báo các đối tượng sâu bệnh chính xuất hiện và gây hại trên lúa Đông Xuân 2019-2020 như sau:
1. Ốc bươu vàng: Gây hại nhiều cho lúa mới xuống giống, đặc biệt trên những ruộng trũng, không tiêu thoát nước tốt.
2. Bọ trĩ (bù lạch): Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nắng nóng, ruộng khô nước có thể gây hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn mạ.
3. Rầy nâu: Dựa vào diện tích lúa Thu Đông còn lại trên đồng, điều kiện thời tiết, quy luật phát sinh phát triển của rầy nâu, dự báo tình hình rầy nâu gây hại như sau:
- Tháng 11/2019: từ ngày 09/11 - 19/11/2018 (13/10 - 23/10/2019 âl), mật số cao hơn tháng 10 và ở mức trung bình đến cao do lúa Thu Đông tiếp tục được thu hoạch.
- Tháng 12/2019: từ ngày 06/12 - 16/12/2019 (11/11 - 21/11/2019 âl), mật số gia tăng ở mức trung bình do lúa Thu Đông muộn thu hoạch sắp dứt điểm.
- Tháng 01/2020: từ ngày 05/01 – 12/01/2020 (11/12 - 18/12/2019 âl), mật số trung bình đến cao do lúa Đông Xuân bước vào giai đoạn thu hoạch.
- Tháng 02/2020: từ ngày 05/02 – 12/02/2020 (12/01 - 19/01/2020 âl), mật số cao đến rất cao do lúa Đông Xuân bắt đầu thu hoạch rộ.
Các đợt rầy cám nở rộ vào khoảng giữa đến cuối tháng, mật số và diện tích nhiễm sẽ tăng vào giữa tháng 01 - 02/2020. Đặc biệt phải chú ý kiểm tra mật số đợt rầy cám nở rộ trùng vào dịp tết Nguyên đán với mật số cao để hạn chế cháy rầy cục bộ ảnh hưởng đến năng suất.
4. Sâu cuốn lá, muỗi hành: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, những ruộng có xử lý hạt giống, phun thuốc trừ sâu sớm đầu vụ có thể bị hại nặng. Cao điểm gây hại của sâu cuốn lá vào giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 02/2020, muỗi hành từ giữa tháng 01/2020 đến giữa tháng 02/2020.
5. Nhện gié: Điều kiện nắng nóng, nguy cơ thiếu nước sản xuất ở cuối vụ tạo điều kiện thích hợp cho nhện gié gây hại lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ, đặc biệt những ruộng vệ sinh đồng ruộng chưa kỹ, thiếu nước, sạ dày, phun nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng lúc đầu vụ có khả năng bị hại nặng. Cao điểm gây hại vào giữa tháng 01/2020 đến giữa tháng 02/2020.
6. Chuột: Do điều kiện lũ năm 2019 thấp, chuột có khả năng gây hại từ nhẹ đến trung bình trên các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Riêng những ruộng lúa gần vườn cây ăn trái, gò cao, bờ bao có cỏ rậm rạp hoặc những ruộng xuống giống sớm hoặc trễ trong khu vực có nguy cơ bị hại nặng.
7. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: có khả năng xuất hiện và gây hại trên lúa Đông Xuân 2019-2020.
8. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông: chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình, riêng những ruộng gieo trồng giống nhiễm như OM 4218, OM 4900, IR 50404, Jasmine 85,... sạ dày, bón thừa phân đạm có thể nhiễm nặng. Cao điểm bệnh gây hại đạo ôn lá trong tháng 01/2020, đạo ôn cổ bông cao điểm từ giữa tháng 01/2020 đến giữa tháng 02/2020.
9. Bệnh cháy bìa lá: Gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng trỗ, những ruộng gieo trồng các giống lúa thơm đặc sản, nếp, OM 4900, Nàng Hoa 9,... sạ dày, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng. Bệnh gây hại cao điểm khoảng giữa tháng 01/2020 đến đầu tháng 02/2020.
10. Bệnh lem lép hạt: Xuất hiện và gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình cho lúa giai đoạn trỗ chín. Cao điểm gây hại trong tháng 02/2020.
Ngoài ra, các đối tượng khác như: ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, sâu đục thân, bệnh đốm nâu, vàng lá,… gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ - trung bình.
III. ĐỀ NGHỊ
Vụ lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, quyết định đến kết quả sản xuất lúa cả năm của địa phương và thu nhập của nông dân; nhằm đảm bảo sản xuất vụ lúa này mang lại hiệu quả cao, cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố:
+ Trên cơ sở lịch xuống giống chung của Tỉnh, đồng thời căn cứ tình hình rầy nâu di trú tại địa phương để tham mưu lịch xuống giống tập trung, né rầy hiệu quả trên từng ô bao, cánh đồng tại địa phương nhằm hạn chế thấp nhất sự gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
+ Thông tin, phối hợp với Hợp tác xã để xây dựng lịch bơm nước tại các trạm bơm phục vụ cho việc gieo sạ lúa.
+ Tăng cường thông tin tuyên truyền về tình hình xuống giống, sâu bệnh hại và các giải pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả; phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình sinh vật gây hại. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về Chi cục Trồng trọt và BVTV để hỗ trợ hướng dẫn kịp thời.
- Đối với những vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm, ngay khi vừa thu hoạch lúa thu đông, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, trục rơm rạ nhằm cắt đứt nguồn sâu bệnh và tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông Xuân, rà soát gia cố hệ thống đê bao, diệt chuột đồng loạt. Đối với những khu vực sản xuất 2 vụ lúa/năm, trục nhận, xử lý rơm rạ, cày ải, phơi đất kỹ trước khi xuống giống.
- Sử dụng giống xác nhận, mật độ sạ từ 80 - 120kg/ha, bón vùi phân theo tỉ lệ sau: 100% DAP, 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối nhằm tiết kiệm phân bón, áp dụng sạ thưa, sạ hàng giúp cây lúa khỏe, hạn chế bù lạch gây hại đầu vụ và chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi.
- Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),… ngay từ đầu vụ giúp lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo năng suất và tăng lợi nhuận.
- Thường xuyên thăm đồng, theo dõi và phát hiện sớm các đối tượng gây hại để quản lý kịp thời và hiệu quả. Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho lúa dưới 40 ngày sau sạ. Tuân thủ tốt nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc BVTV. Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm. Thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường./.
Tin cùng danh mục
Đông Nam bộ và ĐBSCL: Đề phòng sâu bệnh, dịch hại trên lúa
Đề phòng sâu bệnh, dịch hại trên lúa
04:44 23/11/2024QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU (Spodoptera frugiperda)
Sâu keo mùa thu có tên tiếng Anh là Fall Armyworm, có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả bắp, bông, đậu nành, lúa, mía, cây rau, cà... Tuy nhiên ...
04:44 23/11/2024Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 16/5/2019 đến ngày 22/5/2019
Trên đồng rầy nâu tuổi 4 – 5, trưởng thành tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Do lúa diện tích ...
04:44 23/11/2024Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 02/5/2019 đến ngày 08/5/2019
Dự báo đợt rầy cám mới sẽ nở rộ từ 10 - 17/5/2018 với mật số gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng do rầy tích lũy mật ...
04:44 23/11/2024Dự báo tình hình sinh vật gây hại từ ngày 25/4/2019 đến ngày 01/5/2019
Rầy nâu tuổi 5 – trưởng thành tiếp tục phát triển và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Dự báo từ 25/4 - 02/5/2019 ...
04:44 23/11/2024Tin xem nhiều
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ngày 08/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 02/11/2020 đến ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/10/2020 đến ngày 01/11/2020
Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/10/2020 đến ...
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 07/3/2022 - 13/3/2022
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 07/3/2022 - 13/3/2022
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023
Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY (Từ ngày 31/10/2019 đến ngày 06/11/2019)
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY (Từ ngày 31/10/2019 đến ngày ...