QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN QUÝT HỒNG TẠI LAI VUNG ĐỒNG THÁP
Ngày đăng: 20/04/2018

Hiện nay, bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây có múi nói chung và trên quýt hồng nói riêng. Để phát triển vùng trồng quýt hồng an toàn và bền vững thì phải có biện pháp quản lý và phòng ngừa tốt đối tượng dịch hại nguy hiểm này.

* Triệu chứng:

- Trên lá, trái: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng khi có gió. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; bệnh nặng có thể làm chết cả cây.

- Trên rễ: Rễ bị thối có màu nâu,vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn câ

* Tác nhân gây bệnh:

Bệnh do nhiều tác nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.

* Điều kiện phát sinh và gây hại:

Đất bị dẻ chặt, ngập úng, rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol. Chất này làm cho các tế bào non của rễ bị chết đi và đây là nơi giúp cho nấm Fusarium solani xâm nhập vào. Ngoài ra, đất bị chua (pH thấp từ 3,9 - 4,5), đất không bón vôi, sử dụng nhiều phân hóa học, ít sử dụng phân hữu cơ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gây hại nặng vào cuối mùa mưa làm cây chết hàng loạt. 

* Biện pháp phòng trừ:

- Chọn cây con giống và giá thể không nhiễm bệnh để trồng.

- Vườn trồng phải có hệ thống thoát nước tốt, có bờ bao để ngăn lũ, thoát úng. Đặc biệt cần xới đất xung quanh tán cây để tránh oi nước vùng rễ non. Trong vườn nên trồng cỏ (cách gốc 50 cm) để giúp đất thông thoáng.

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, cắt bỏ những cành bị vàng. Đối với những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành đốn bỏ và xử lý đất trước khi trồng cây mới.

- Nên rải vôi trước khi trồng, tưới thuốc gốc đồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc (0,5 – 1 kg/gốc), quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.

- Bón phân NPK cân đối kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ đặc biệt là phân chuồng hoai mục (3 – 5 kg/gốc) để cải thiện đặc tính đất kết hợp với cung cấp nấm đối kháng Trichoderma, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất.

- Cây mới chớm bệnh có thể tưới phun các thuốc: Pro – Thiram 80WP, Bemyl 50WP, Ridomil gold 68WG hoặc các thuốc gốc đồng. Rải thuốc trừ tuyến trùng quanh vùng rễ như Regent 0,3G, Basudin 10H,… định kỳ 2 - 3 lần/năm, đặc biệt vào mùa khô.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp

Tin cùng danh mục

QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT XANH TRÊN QUÝT HỒNG TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Quýt hồng là một trong những loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh Đồng Tháp, cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã ...

04:59 19/04/2024

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG

Ốc bươu đồng là loài sinh sản hữu tính, có con đực và con cái riêng, ốc bươu đồng sinh sản tập trung vào mùa mưa

04:59 19/04/2024

Hệ thống nuôi vỗ và thức ăn nuôi vỗ ếch bố mẹ để ếch đẻ mùa nghịch

Nghề nuôi Ếch ở Đồng Tháp phát triển khá mạnh với diện tích khoảng 80 ha, nhu cầu con giống cho cả năm khoảng 320 triệu ...

04:59 19/04/2024

Tối ưu hóa quá trình ương cá bột

Ương cá bột là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình nuôi. Do đó, việc thực hiện tốt quá công đoạn này sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và nâng cao chất lượng ...

04:59 19/04/2024

Kỹ thuật trồng tiêu (thử)

Tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt.

04:59 19/04/2024