Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 01/2022
Ngày đăng: 25/04/2022

Thời tiết vào xuân và bắt đầu trở lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng xuất hiện gây bệnh cho thủy sản nuôi. Vì vậy, cần chủ động duy trì kế hoạch quản lý sức khỏe, tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của thuỷ sản nuôi để chủ động triển khai các biện pháp xử lý khi có tình huống bất thường về môi trường và dịch bệnh.

Cụ thể cảnh báo đối với các tuyến kênh trên địa bàn huyện, thị, thành phố:

 - Chỉ tiêu Oxy hòa tan (DO) thấp hơn từ 0.5 – 2.5 mg/L so với quy chuẩn tham chiếu, ở các kênh, sông cấp thuộc huyện Cao Lãnh; H.Tháp Mười; Kênh Sa Rài (H.Tân Hồng); Kênh Thị xã (H.Tam Nông); Sông Tiền – xã Tân Khánh Đông (Tp.Sa Đéc). Ổn định so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu H2S vượt cao ở các kênh cấp thuộc huyện Tân Hồng; Sông Cái Vừng – xã Long Thuận, Sông Tiền – đầu xã Long Thuận (H.Hồng Ngự); sông Sở Thượng – xã Tân Hội (Tp.Hồng Ngự); kênh Tân Công Sính 1 (H.Tam Nông); Kênh K.6, kênh Hội Đồng Tường (H.Cao Lãnh); Sông Hậu – xã Định Hòa, sông Vàm Cái Sơn (H.Lai Vung), dao động từ 0.052 – 0.112 mg/L. Giảm so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu N-NO2- vượt cao ở các kênh cấp thuộc huyện Tân Hồng; H.Tam Nông; H.Tháp Mười; Kênh K.6, kênh Hội Đồng Tường (H.Cao Lãnh), dao động từ 0.051 - >0.5mg/L. Tăng so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu P-PO43- vượt cao ở kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Sa Rài (H.Tân Hồng); Kênh Đồng Tiến, kênh Thị xã, kênh Phèn, kênh Tân Công Sính 1, kênh An Bình (H.Tam Nông); Kênh K.6, kênh Hội Đồng Tường (H.Cao Lãnh); Sông Tiền – xã Tân Khánh Đông (Tp. Sa Đéc), dao động từ 0.11 – 0.24 mg/L. Giảm so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu TSS vượt cao ở các kênh cấp thuộc huyện Tân Hồng; H.Tam Nông; H.Tháp Mười; Sông Sở Thượng – xã Tân Hội (Tp. Hồng Ngự); kênh Hội Đồng Tường (H.Cao Lãnh), dao động từ 21 – 72.7mg/L. Giảm so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu COD vượt cao ở sông Sở Thượng – xã Tân Hội (Tp. Hồng Ngự); Kênh Thị xã (H.Tam Nông); Sông Tiền, kênh Đường Thét, Sông Cần Lố, kênh Hội Đồng Tường, kênh Nguyễn Văn Tiếp – xã Phong Mỹ (H.Cao Lãnh); Kênh Nguyễn Văn Tiếp – xã Mỹ An (H.Tháp Mười); Sông Hậu – xã Tân Hòa, Sông Vàm Cái Sơn (H.Lai Vung), dao động từ 72 – 122 mg/L. Tăng so với đợt quan trắc trước.

- Chỉ tiêu N-NH4+ vượt cao ở các kênh cấp thuộc huyện Tân Hồng; H. Tháp Mười; kênh Tân Công Sính 1, kênh Phú Thành 1, kênh Kháng Chiến (H.Tam Nông); Kênh K.6, kênh Hội Đồng Tường (H.Cao Lãnh), dao động từ 0.46 – 0.97 mg/L. Giảm so với đợt quan trắc trước.

- Độ mặn nguồn nước tại sông Tiền (H.Châu Thành) và sông Hậu (H.Lai Vung) có độ mặn 0.07 – 0.08‰, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản nước ngọt.

- Các tuyến kênh huyện Tam Nông có độ mặn dao động 0.06 – 0.22‰, đều nằm trong giới hạn thích hợp của nước ngọt.

 Đặc biệt chú ý chất lượng nguồn nước đối với tuyến kênh cấp thuộc H.Tân Hồng, H.Tam Nông, H.Cao Lãnh, H.Tháp Mười đa số các chỉ tiêu kiểm tra đều vượt giá trị giới hạn quy chuẩn, do đó chất lượng nguồn nước chưa được đảm bảo nên khi sử dụng nguồn nước cấp cần phải theo dõi và có biện pháp xử lý nhằm cải thiện chất lượng nước.

* Khuyến cáo

- Phải thường xuyên chú ý việc quản lý nguồn nước ao nuôi, chủ động duy trì kế hoạch quản lý sức khỏe, tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của thuỷ sản nuôi để chủ động triển khai các biện pháp xử lý khi có tình huống bất thường về môi trường và dịch bệnh do nhiệt độ môi trường giảm thấp và chênh lệch nhiều.

- Cần xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất...  nhất là vitamin C và Beta glucan vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng.

   - Đối với vùng nuôi tôm tập trung cần thường xuyên kiểm tra độ kiềm và kết hợp bón vôi hay Dolomite để giữ môi trường nước nuôi ổn định và thuận lợi cho tôm phát triển tốt.

   - Đối với những khu vực nuôi lồng/bè tập trung cần tăng cường thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng/bè, bố trí lồng/bè có khoảng cách phù hợp để tạo dòng chảy thông thoáng nhằm hạn chế cá chết do thiếu oxy cục bộ. Sử dụng vôi, muối treo đầu bè hoặc khu vực cho ăn để khử trùng và phòng bệnh cho cá. Đồng thời thực hiện tốt QCVN 02-22:2015/BNNPTNT. Chú ý các điểm có sự xuất hiện của vi khuẩn, virus gây bệnh bằng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

- Các vùng nuôi/cơ sở nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu cần thực hiện QCVN 02-20:2014/BNNPTNT, Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp./.

Tham chiếu:

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1: pH (6-8,5), NO2- (≤ 0,05 mg/L), NH4+(≤ 0,3 mg/L), COD (≤ 10 mg/L), TSS (≤ 20 mg/L), PO43- (≤ 0,1 mg/L). 

- QCVN 02-22:2015/BNNPTNT: Oxy (≥ 4 mg/L), kH (60 – 180mg/L)

- QCVN 02-20:2014/BNNPTNT: H2S (≤ 0,05 mg/L)

Tin cùng danh mục

​​​​​​​Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 12

​​​​​​​Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 12

07:02 26/04/2024

Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 11 (Từ 01/6/2021 – 15/6/2021)

Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 11 (Từ 01/6/2021 – 15/6/2021)

07:02 26/04/2024

​​​​​​​Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 10

​​​​​​​Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 10

07:02 26/04/2024

Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 9

Kết quả quan trắc chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 9

07:02 26/04/2024

​​​​​​​Kết quả chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 8, ngày 16-30/4/2021

​​​​​​​Kết quả chất lượng nước phục vụ nuôi thủy sản Đợt 8, ngày 16-30/4/2021

07:02 26/04/2024