BC tình hình triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh và đầu tư công những tháng cuối năm 2021
Ngày đăng: 29/12/2021

2.1. Tạo môi trường an toàn, ổn định để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh

 - Giải pháp thực hiện:

+ Tiếp tục theo dõi tình hình đánh giá các mức độ nguy cơ dịch bệnh ở tất cả các cấp (từ xã/thị trấn) định kỳ (ít nhất 01 lần/tuần) để linh hoạt điều hành thực hiện nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế theo từng điều kiện và bối cảnh cụ thể, đảm bảo tranh thủ kịp các cơ hội, không gây trở ngại cho quá trình phục hồi kinh tế của người dân, doanh nghiệp.

+ Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong bố trí và tổ chức thực hiện điều kiện “Y tế tại chỗ” trong Phương án “Bốn tại chỗ”. Theo dõi thường xuyên, phát huy vai trò, chức năng bộ phận y tế tại doanh nghiệp trong phản ứng nhanh, chuyên nghiệp xử lý các trường hợp phát sinh F0, giữ vai trò là kênh tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe trong từng cá nhân người lao động, gợi nhắc luôn tuân thủ nguyên tắc “5K”.

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp các đội (tổ) phản ứng nhanh từ cấp Huyện đến cơ sở để giải quyết kịp thời các vấn đề dịch bệnh phát sinh tại doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Theo dõi chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.        

2.2. Giữ vững nền tảng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

 Theo dõi, dự báo kịp thời tình hình thời tiết, sâu bệnh hại trên cây trồng; tạo điều kiện và hỗ trợ nông dân thăm đồng, thu hoạch vụ Thu Đông, xuống giống vụ Đông xuân mới. Tập trung khôi phục lại các ngành hàng chủ lực của huyện:

+ Lúa Đông Xuân 2021-2022 xuống giống dứt điểm 11.911ha/11.853 ha, đạt 100,5% kế hoạch; Màu Thu Đông Thu hoạch dứt điểm 1.036,7 ha; Màu Đông Xuân 2021-2022 xuống giống được 1.317,7 ha gồm: bắp, môn, kiệu, ấu, bầu bí mướp, dưa hấu, dưa leo, hành, nấm rơm, ớt, mè, sen, hoa màu khác. Diện tích thu hoạch 32 ha gồm: bắp, dưa leo, hoa màu khác.

+ Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch và tiêu thụ thủy sản; hướng dẫn thả nuôi phù hợp, đảm bảo sản lượng thu hoạch Quý IV tổng sản lượng đạt kế hoạch. Khuyến khích tận dụng lợi thế mùa nước nổi để nuôi nhử cá đồng, nuôi thủy sản mùa lũ nhằm tận dụng nguồn con giống và thức ăn tự nhiên, giảm chi phí đầu tư.

+ Tạo điều kiện cung ứng vật tư nông nghiệp, quản lý giá bán vật tư nông nghiệp; khuyến cáo người dân tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, sử dụng giống lúa chất lượng cao gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ, lưu ý các khâu bảo quản sau thu hoạch để giảm tổn thất.

+ Thường xuyên rà soát, cập nhật sản lượng nông sản đến kỳ thu hoạch, tổ chức lực lượng thu hoạch gắn với hỗ trợ tiêu thụ hoa màu - cây công nghiệp ngắn ngày, trái cây các loại. Tập trung giải quyết nhanh nông sản có thời gian tồn trữ ngắn (nhất là rau màu các loại, trái cây). Tiếp tục khuyến cáo, hướng dẫn người dân sản xuất theo các quy chuẩn, điều kiện phân phối vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích hiện đại.

+ Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi. Tạo điều kiện cho các hoạt động cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y diễn ra thuận lợi.

+ Khôi phục lại hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác để thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Kết nối với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn trong và ngoài huyện để giới thiệu, tiêu thụ nông sản; giải quyết kịp thời các tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ, giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế.

+ Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với khởi nghiệp để xây dựng và phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Liên kết, hợp tác tìm kiếm thị trường để tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực.

2.3. Gia tăng năng lực sản xuất công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Tình hình thực hiện khôi phục của các doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Huyện 316 DN, trong đó:

+ Doanh nghiệp đang hoạt động trở lại 311 DN (bao gồm Sản xuất công nghiệp 50 DN, Thương mại dịch vụ 234 DN, khác 27); 05 DN tạm ngưng đang thực hiện khôi phục)

- Số doanh nghiệp khôi phục trong kỳ báo cáo 06 DN.

+ Tỷ lệ khôi phục tính đến thời điểm báo cáo 98,4%.

- Giải pháp thực hiện:

+ Từng bước mở dần các biện pháp hạn chế để thực hiện mục tiêu khôi phục sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên những ngành hàng thiết yếu, ngành hàng chủ lực của huyện: sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi,…

+ Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất hàng tồn kho, các đơn hàng trễ hợp đồng theo đề xuất của Doanh nghiệp đảm bảo theo yêu cầu, nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động tiếp xúc, giải quyết trực tiếp khó khăn trong khôi phục sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tái hoạt động: tiếp cận tín dụng, hạ tầng phục vụ sản xuất, nguồn nguyên liệu, lao động, giao dịch chứng từ. Tạo điều kiện cho người lao động, chuyên gia đến và làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

2.4. Từng bước khôi phục thương mại, dịch vụ, du lịch

- Tình hình thực hiện khôi phục thương mại, dịch vụ, du lịch cụ thể như sau:

+ Tổng số cơ sở thương mại 29 cơ sở.

+ Số cơ sở khôi phục lũy kế 29 cơ sở, trong đó: Chợ 18, siêu thị 5, cửa hàng tiện lợi 6.

+ Tỷ lệ khôi phục đạt 100%.

- Giải pháp thực hiện:

+ Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ duy trì và tái sản xuất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh (tiền điện, nước; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; thuế; tài chính ngân hàng; tuyển dụng lao động…), quan tâm thăm hỏi và động viên người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, quản lý thị trường, đảm bảo cung ứng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa thiết yếu; kiểm soát chặt chẽ và chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chú trọng việc tổ chức hoạt động chợ truyền thống đảm bảo các điều kiện an toàn.

+ Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch buôn bán; kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử; tham gia các Chương trình ngày mua sắm trực tuyến; Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia… Nhân rộng các mô hình hỗ trợ mua sắm mùa dịch; dự báo và cung cấp thông tin về thị trường nông sản.

+ Chủ động triển khai đến doanh nghiệp với thủ tục rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và hỗ trợ doanh nghiệp tối đa để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.

Xem chi tiết tại BC số 463/BC-UBND

Tin cùng danh mục

Thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới

Thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới

10:26 21/11/2024

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cam kết hành động năm 2021 (chỉ tiêu sản phấm OCOP) của UBND huyện, thành phố

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cam kết hành động năm 2021 (chỉ tiêu sản phấm OCOP) của UBND huyện, thành phố

10:26 21/11/2024

BC Kết quả thực hiện xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021

BC Kết quả thực hiện xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021

10:26 21/11/2024

HD Tổ chức hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

HD Tổ chức hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

10:26 21/11/2024

Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát ...

10:26 21/11/2024