BC Kết quả thực hiện xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021
Ngày đăng: 14/12/2021

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu

- Từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp đơn vị liên quan xây dựng bản thử nghiệm (demo) hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo thông tin sản xuất, thị trường, công khai về sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ và chính sách phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Đồng thời, hệ thống dữ liệu này giúp quản lý, giám sát vùng canh tác, đất đai - thổ nhưỡng, cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, tình hình dịch hại, cảnh báo lũ, quản lý thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chỉ dẫn địa lý của ngành Nông nghiệp,… để giới thiệu đến doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu, đầu tư.

- Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính sách thu hút đầu tư của Trung ương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với công tác mời gọi đầu tư của tỉnh, đăng công khai trên các kênh thông tin điện tử của tỉnh, của các Sở, ngành, địa phương và trên trang thông tin dữ liệu đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành nhằm khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Bước đầu đã sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là E-marketing vào hoạt động xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh. Luôn đảm bảo hệ thống phần mềm Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử hoạt động thông suốt, ổn định; Tạo kênh đường dây nóng, zalo hỗ trợ cho tổ chức, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Triển khai dịch vụ công trực tuyến; Công khai, minh bạch giải quyết thủ tục

Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, cung cấp 43 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 57 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tiếp tục rà soát thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện mức độ 4. Đặc biệt trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, trong điều kiện giãn cách do dịch bệnh, nhờ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mà việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn thông suốt, giúp giảm chi phí cũng như bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Hoàn thành tích hợp 81 thủ tục lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản từ Cổng dịch vụ công quốc gia nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và nhận kết quả từ Cổng dịch vụ công quốc gia các hồ sơ nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn, đẩy mạnh việc công khai minh mạch việc xử lý hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm kịp thời cung cấp, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong triển khai các cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cổng dịch vụ công cung cấp doanh nghiệp, nhà đầu tư các chức năng trực tiếp theo dõi quá trình xử lý hồ sơ qua nhiều kênh như: tra cứu trực tiếp tại Cổng dịch vụ công của tỉnh hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, từ tài khoản nộp hồ sơ của của doanh nghiệp; qua kênh zalo OA “Chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp” hoặc ứng dụng e-Đồng Tháp; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về việc giải quyết thủ tục hành chính qua Tổng đài 1022 và e-Đồng Tháp; Đảm bảo các phản ánh đều được trả lời kịp thời đến người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư. Từ đó góp phần xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến Nông nghiệp nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung.

3. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn

Tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 491/QĐ-UBND-HC ngày 28/4/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Trong đó, có 05 dự án kêu gọi đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp như: chế biến trái cây (xoài, nhãn, cây có múi,...), nông sản và phụ phẩm nông nghiệp; Chợ đầu mối/trung tâm phân phối nông sản hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, mua bán các mặt hàng nông sản; Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp,…

4. Xây dựng tài liệu xúc tiến đầu tư; quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư, tiềm năng cơ hội đầu tư

a) Xây dựng các ấn phẩm Xúc tiến đầu tư gồm: Brochure Đồng Tháp “Tiềm năng và Cơ hội đầu tư”, Brochurce Nông Nghiệp, Brochurce Lúa Gạo, Brochurce Xoài, Brochure Thông tin các khu công nghiệp, Chính sách ưu đãi đầu tư tỉnh Đồng Tháp, Quy trình thủ tục đầu tư tỉnh Đồng Tháp,…

Tham mưu ban hành Quyết định số 193/QĐ-UBND-TL ngày 26/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp việc xây dựng ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Hiện Tổ xây dựng ấn phẩm đang đề xuất hoàn chỉnh bộ tài liệu Xúc tiến đầu tư mới, có ứng dụng số hóa vào tài liệu, dự kiến thời gian hoàn chỉnh vào cuối tháng 4/2022.

b) Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư:

Làm việc với Báo Đầu tư, Báo đối ngoại, Tạp chí Vietnam Business, VCCI Cần Thơ để tuyên truyền quảng bá giới thiệu môi trường, chính sách đầu tư tỉnh Đồng Tháp. Quan hệ hợp tác, liên kết phát triển của địa phương với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước mở rộng, tạo ra nhiều triển vọng mới, nhất là với các đối tác Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Hoa Kỳ,...

Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (báo, đài truyền hình) trong tỉnh, phối hợp các cơ quan liên quan kết hợp với các cơ quan thông tấn Trung ương để quảng bá, tuyên truyền hình ảnh, chính sách môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp. Tham gia và gửi tài liệu, ấn phẩm tới các hội nghị, hội thảo, hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư, mời gọi đầu tư các dự án nông nghiệp trọng điểm vào tỉnh.

5. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về xúc tiến đầu tư

a) Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư

Trong năm 2021, phối hợp, liên kết với cơ quan Trung ương mở các lớp đào tạo về kiến thức quản lý, kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp.

Tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Tỉnh về một số lĩnh vực như: kỹ năng xúc tiến đầu tư, thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường EU, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường,… bảo đảm các hiểu rõ, hiểu đúng, giúp việc tận dụng và thực thi được đầy đủ và hiệu quả.

Ngoài ra, tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị và các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiến Đầu tư do các Bộ, Ngành Trung ương, VCCI Cần Thơ và một số địa phương trong khu vực tổ chức. Kết hợp việc tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm các tỉnh có thế mạnh trong việc vận động thu hút đầu tư, đặc biệt việc vận động đầu tư FDI trong nông nghiệp.

b) Đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sớm có đội ngũ chuyên gia có năng lực, cụ thể:

- Tổ chức Chương trình Ươm tạo Đàn sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng năm 2021 từ tháng 4/2021 - 11/2021 hỗ trợ cho 15 dự án khởi nghiệp tiềm năng phát triển.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo liên quan đến chuyển đổi số.

- Tổ chức Chương trình “Tác động tư duy và truyền cảm hứng - Giá trị cuộc sống” giúp trang bị cho các lãnh đạo doanh nghiệp, khởi nghiệp những kỹ năng, thái độ tiên tiến để phát triển bản thân, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

- Phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức chương trình chia sẻ trực tuyến “Tư duy kế toán - Thuế cho khởi nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ cho 07 học viên là kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh tham gia Khoá đào tạo trực tuyến chuyên sâu trong 02 tháng về “Kế toán - Thuế thực hành trong doanh nghiệp”.

- Trong khuôn khổ chương trình liên kết hoạt động 04 tỉnh ABCD (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức các chương trình huấn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp và hợp tác xã.

- Tổ chức chuỗi Huấn luyện Nâng cao năng lực cốt lõi cấp lãnh đạo doanh nghiệp chủ đề “Hành trình khẳng định bản lĩnh CEO” năm 2021 cung cấp thêm kiến thức kỹ năng quản lý doanh nghiệp cho lãnh đạo các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Tỉnh.

- Phối hợp Hội Doanh nhân trẻ Tỉnh, Tỉnh Đoàn và các địa phương tổ chức chương trình Điểm hẹn Doanh nhân định kỳ với nhiều nội dung thiết thực, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án khởi nghiệp bước đầu tiếp cận, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số; tổ chức chuỗi chương trình Điểm hẹn Doanh nhân - Chắp cánh Đàn Sếu khởi nghiệp chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, thông tin về những điểm mới của Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021, góp phần kết nối các doanh nghiệp trẻ, Câu lạc bộ khởi nghiệp làm nền tảng cho việc hình thành các chi hội Doanh nhân trẻ tại các địa phương.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp thích ứng và phục hồi sản xuất - kinh doanh, thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến, giúp các doanh nghiệp và khởi nghiệp củng cố, nâng cao năng lực quản trị, chủ động định hướng, điều chỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xã hội trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các chuyên đề như: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; Xây dựng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tiếp cận nguồn vốn đầu tư; Quản trị tài chính và vốn trong doanh nghiệp,…

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu

- Từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp đơn vị liên quan xây dựng bản thử nghiệm (demo) hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo thông tin sản xuất, thị trường, công khai về sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ và chính sách phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Đồng thời, hệ thống dữ liệu này giúp quản lý, giám sát vùng canh tác, đất đai - thổ nhưỡng, cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, tình hình dịch hại, cảnh báo lũ, quản lý thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chỉ dẫn địa lý của ngành Nông nghiệp,… để giới thiệu đến doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu, đầu tư.

- Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính sách thu hút đầu tư của Trung ương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với công tác mời gọi đầu tư của tỉnh, đăng công khai trên các kênh thông tin điện tử của tỉnh, của các Sở, ngành, địa phương và trên trang thông tin dữ liệu đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành nhằm khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Bước đầu đã sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là E-marketing vào hoạt động xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh. Luôn đảm bảo hệ thống phần mềm Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử hoạt động thông suốt, ổn định; Tạo kênh đường dây nóng, zalo hỗ trợ cho tổ chức, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Triển khai dịch vụ công trực tuyến; Công khai, minh bạch giải quyết thủ tục

Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, cung cấp 43 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 57 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tiếp tục rà soát thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện mức độ 4. Đặc biệt trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, trong điều kiện giãn cách do dịch bệnh, nhờ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mà việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn thông suốt, giúp giảm chi phí cũng như bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Hoàn thành tích hợp 81 thủ tục lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản từ Cổng dịch vụ công quốc gia nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và nhận kết quả từ Cổng dịch vụ công quốc gia các hồ sơ nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn, đẩy mạnh việc công khai minh mạch việc xử lý hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm kịp thời cung cấp, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong triển khai các cơ chế, chính sách và thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cổng dịch vụ công cung cấp doanh nghiệp, nhà đầu tư các chức năng trực tiếp theo dõi quá trình xử lý hồ sơ qua nhiều kênh như: tra cứu trực tiếp tại Cổng dịch vụ công của tỉnh hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, từ tài khoản nộp hồ sơ của của doanh nghiệp; qua kênh zalo OA “Chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp” hoặc ứng dụng e-Đồng Tháp; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về việc giải quyết thủ tục hành chính qua Tổng đài 1022 và e-Đồng Tháp; Đảm bảo các phản ánh đều được trả lời kịp thời đến người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư. Từ đó góp phần xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến Nông nghiệp nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung.

3. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn

Tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 491/QĐ-UBND-HC ngày 28/4/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Trong đó, có 05 dự án kêu gọi đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp như: chế biến trái cây (xoài, nhãn, cây có múi,...), nông sản và phụ phẩm nông nghiệp; Chợ đầu mối/trung tâm phân phối nông sản hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, mua bán các mặt hàng nông sản; Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp,…

4. Xây dựng tài liệu xúc tiến đầu tư; quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư, tiềm năng cơ hội đầu tư

a) Xây dựng các ấn phẩm Xúc tiến đầu tư gồm: Brochure Đồng Tháp “Tiềm năng và Cơ hội đầu tư”, Brochurce Nông Nghiệp, Brochurce Lúa Gạo, Brochurce Xoài, Brochure Thông tin các khu công nghiệp, Chính sách ưu đãi đầu tư tỉnh Đồng Tháp, Quy trình thủ tục đầu tư tỉnh Đồng Tháp,…

Tham mưu ban hành Quyết định số 193/QĐ-UBND-TL ngày 26/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp việc xây dựng ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Hiện Tổ xây dựng ấn phẩm đang đề xuất hoàn chỉnh bộ tài liệu Xúc tiến đầu tư mới, có ứng dụng số hóa vào tài liệu, dự kiến thời gian hoàn chỉnh vào cuối tháng 4/2022.

b) Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư:

Làm việc với Báo Đầu tư, Báo đối ngoại, Tạp chí Vietnam Business, VCCI Cần Thơ để tuyên truyền quảng bá giới thiệu môi trường, chính sách đầu tư tỉnh Đồng Tháp. Quan hệ hợp tác, liên kết phát triển của địa phương với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước mở rộng, tạo ra nhiều triển vọng mới, nhất là với các đối tác Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Hoa Kỳ,...

Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (báo, đài truyền hình) trong tỉnh, phối hợp các cơ quan liên quan kết hợp với các cơ quan thông tấn Trung ương để quảng bá, tuyên truyền hình ảnh, chính sách môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp. Tham gia và gửi tài liệu, ấn phẩm tới các hội nghị, hội thảo, hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư, mời gọi đầu tư các dự án nông nghiệp trọng điểm vào tỉnh.

5. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về xúc tiến đầu tư

a) Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư

Trong năm 2021, phối hợp, liên kết với cơ quan Trung ương mở các lớp đào tạo về kiến thức quản lý, kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp.

Tổ chức tập huấn cho các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Tỉnh về một số lĩnh vực như: kỹ năng xúc tiến đầu tư, thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường EU, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường,… bảo đảm các hiểu rõ, hiểu đúng, giúp việc tận dụng và thực thi được đầy đủ và hiệu quả.

Ngoài ra, tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị và các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xúc tiến Đầu tư do các Bộ, Ngành Trung ương, VCCI Cần Thơ và một số địa phương trong khu vực tổ chức. Kết hợp việc tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm các tỉnh có thế mạnh trong việc vận động thu hút đầu tư, đặc biệt việc vận động đầu tư FDI trong nông nghiệp.

b) Đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sớm có đội ngũ chuyên gia có năng lực, cụ thể:

- Tổ chức Chương trình Ươm tạo Đàn sếu khởi nghiệp Đất Sen hồng năm 2021 từ tháng 4/2021 - 11/2021 hỗ trợ cho 15 dự án khởi nghiệp tiềm năng phát triển.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo liên quan đến chuyển đổi số.

- Tổ chức Chương trình “Tác động tư duy và truyền cảm hứng - Giá trị cuộc sống” giúp trang bị cho các lãnh đạo doanh nghiệp, khởi nghiệp những kỹ năng, thái độ tiên tiến để phát triển bản thân, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

- Phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức chương trình chia sẻ trực tuyến “Tư duy kế toán - Thuế cho khởi nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ cho 07 học viên là kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh tham gia Khoá đào tạo trực tuyến chuyên sâu trong 02 tháng về “Kế toán - Thuế thực hành trong doanh nghiệp”.

- Trong khuôn khổ chương trình liên kết hoạt động 04 tỉnh ABCD (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức các chương trình huấn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp và hợp tác xã.

- Tổ chức chuỗi Huấn luyện Nâng cao năng lực cốt lõi cấp lãnh đạo doanh nghiệp chủ đề “Hành trình khẳng định bản lĩnh CEO” năm 2021 cung cấp thêm kiến thức kỹ năng quản lý doanh nghiệp cho lãnh đạo các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Tỉnh.

- Phối hợp Hội Doanh nhân trẻ Tỉnh, Tỉnh Đoàn và các địa phương tổ chức chương trình Điểm hẹn Doanh nhân định kỳ với nhiều nội dung thiết thực, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án khởi nghiệp bước đầu tiếp cận, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số; tổ chức chuỗi chương trình Điểm hẹn Doanh nhân - Chắp cánh Đàn Sếu khởi nghiệp chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, thông tin về những điểm mới của Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021, góp phần kết nối các doanh nghiệp trẻ, Câu lạc bộ khởi nghiệp làm nền tảng cho việc hình thành các chi hội Doanh nhân trẻ tại các địa phương.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp thích ứng và phục hồi sản xuất - kinh doanh, thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến, giúp các doanh nghiệp và khởi nghiệp củng cố, nâng cao năng lực quản trị, chủ động định hướng, điều chỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xã hội trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các chuyên đề như: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; Xây dựng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tiếp cận nguồn vốn đầu tư; Quản trị tài chính và vốn trong doanh nghiệp,…

Chi tiết xem tại Báo cáo số 3516/BC-SNN

 

Tin cùng danh mục

HD Tổ chức hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

HD Tổ chức hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

12:30 26/04/2024

Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát ...

12:30 26/04/2024

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

12:30 26/04/2024

Tiếp tục triển khai, hướng dẫn cài đặt, sử dụng và truyền thông về ứng dụng PC-Covid, quét mã QR trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục triển khai, hướng dẫn cài đặt, sử dụng và truyền thông về ứng dụng PC-Covid, quét mã QR trên địa bàn tỉnh

12:30 26/04/2024

Thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư tại Vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Tháp Mười

Thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư tại Vườn ươm khởi nghiệp nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Tháp Mười

12:30 26/04/2024