Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022
Ngày đăng: 24/01/2022

Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục quan tâm theo dõi, chỉ đạo chăm sóc cây trồng trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với một số nội dung chủ yếu như sau:

  1. Cây lúa
  • Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, tập trung chăm sóc các trà lúa. Lưu ý quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng và chủ động tưới theo Sổ tay hướng dẫn quy trình tưới lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính của Tổng cục Thủy lợi. Đồng thời, bón bổ sung một số loại phân bón, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây trồng.
  • Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình nguồn nước và chất lượng nước phục vụ sản xuất; kiểm tra tu sửa gia cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước; nạo vét kênh mương thông thoáng, dẫn nước an toàn, hiệu quả và giảm thất thoát. Sử dụng nước tưới tiết kiệm cho cả mùa vụ và tận dụng tối đa nguồn nước để cung cấp cho cây trồng.
  • Theo dõi diễn biến dịch hại đồng ruộng trước, trong và sau Tết, kịp thời hướng dẫn phòng trừ sớm các đối tượng dịch hại có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
  1. Cây rau màu

Diện tích cây rau màu đã xuống giống cần tranh thủ xới xáo, phá váng, làm cỏ và bón phân trước Tết; chăm sóc, tỉa, dặm, bón phân theo quy trình kỹ thuật để giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, vượt qua những bất thuận của thời tiết; đồng thời theo dõi, kiểm soát các loại dịch hại trên cây rau màu và tổ chức thực hiện tốt việc phòng trị kịp thời, hiệu quả.

  1. Cây ăn quả
  • Chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình,…) hoặc màng phủ nông nghiệp tủ gốc để giữ ẩm cho cây. Chú ý cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế bốc thoát hơi nước.
  • Củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập, trữ nước ngọt, đảm bảo trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong mùa khô để bảo vệ an toàn cho vườn cây ăn quả.
  • Vận hành công trình thủy lợi hợp lý để lấy nước; Đo độ mặn trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn >1‰ cho cây. Đối với một số cây ăn quả mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,.. không tưới nước có độ mặn > 0,5‰. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).
  • Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500 - 1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn; phân vi lượng chứa canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây.
  • Không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.
  • Khi có mưa trái mùa cần chú ý triển khai một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Đối với những vùng đất thấp, dễ bị ngập úng: Đào các rãnh nhỏ trên líp để thoát nước, tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.

+ Đối với vườn cây đang trong giai đoạn xử lý ra hoa trái vụ: Sử dụng màng nilon không thấm nước làm màng che trên mặt líp trồng cây nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa đến hiệu quả xử lý ra hoa.

+ Đối với những vườn cây đang ra hoa, mang trái non: Sau cơn mưa trái mùa, cần tưới nước xả lên toàn bộ tán cây để hạn chế rụng hoa và trái non.

+ Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa Ca, Cu, B, Zn để tránh hiện tượng nứt quả.

+ Mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối trái, thán thư,.. phát triển và gây hại, chú ý phòng trị bệnh cho vườn cây ngay sau khi mưa.

  1. Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Những vùng không đủ nước tưới cho cây lúa, nhưng vẫn đảm bảo cho rau màu ngắn ngày, hoặc khai thác được nguồn nước bổ sung (nước ngầm, nước tận dụng hồ, đập, sông suối,…) tiếp tục chuyển đổi sang gieo trồng cây ngô, lạc, vừng và rau, đậu các loại.

  1. Sau Tết: Vận động nông dân ra đồng sớm, theo dõi chặt chẽ đồng ruộng, tích cực chăm sóc cây trồng theo đúng thời kỳ sinh trưởng, phát triển.

Đề nghị các địa phương có sản xuất lúa vụ Hè Thu sớm cần theo dõi diễn biến nguồn nước chặt chẻ, xây dựng lịch thời vụ sản xuất cụ thể cho từng vùng để chủ động ứng phó với những diễn biến bất lợi của thời tiết, khí tượng thủy văn đối với sản xuất.

Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phân công cán bộ theo dõi, trực ban trong dịp Tết để xử lý nhanh chóng những phát sinh đột xuất; đồng thời báo cáo về Cục Trồng trọt để có các giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, nhằm bảo đảm cho sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022 đạt thắng lợi ./.

Xem chi tiết tại Công văn số: 87/TT-VPPN

Tin cùng danh mục

Triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

06:52 21/11/2024

Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

06:52 21/11/2024

Sự cần thiết để ban hành nội dung, mức chi được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác

Sự cần thiết để ban hành nội dung, mức chi được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất ...

06:52 21/11/2024

Quy định về việc về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tỉnh Đồng Tháp

Quy định về việc về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tỉnh Đồng Tháp

06:52 21/11/2024

BC tình hình triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh và đầu tư công những tháng cuối năm 2021

BC tình hình triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh và đầu tư công những tháng cuối năm 2021

06:52 21/11/2024