Phát triển cây ăn trái chủ lực năm 2023
Ngày đăng: 19/09/2023

Thực hiện Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 17/7/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Ngày 18/9/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển cây ăn trái chủ lực năm 2023, với mục tiêu phát triển ngành hàng cây ăn trái thành ngành hàng mũi nhọn theo hướng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc hướng đến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó phấn đấu tổng diện tích cây ăn trái năm 2023 đạt 45.697 ha và sản lượng đạt khoảng 479 nghìn tấn, thiết lập và cấp mã số vùng trồng đạt 100% diện tích vùng trồng cây ăn trái đủ điều kiện cấp mã số (6.547 ha), cấp mã số cơ sở đóng gói nông sản (100% nhu cầu cơ sở), tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 30% (VietGAP và tương đương), diện tích áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm 5,7% (tương đương 2.605 ha).

Với các giải pháp như phát triển vùng sản xuất tập trung theo hướng ứng dụng đồng bộ giải pháp giảm giá thành, cơ giới hóa, quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ thông minh gắn với truy xuất nguồn gốc và chuỗi giá trị đối với sản phẩm chủ lực, phát triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, có quy mô diện tích nhỏ lẻ, phân tán trong các vùng chuyển đổi sang trồng cây ăn trái. Mở rộng diện tích trồng cây ăn trái đặc sản, chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu. Theo dõi, dự báo sát tình hình thời tiết, thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, lũ bất thường, cũng như dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh để đảm bảo sản xuất an toàn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực quản trị Hợp tác xã (HTX) tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng buôn bán giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, kém chất lượng, không công khai niêm yết giá.

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng cây ăn trái chủ lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho vùng sản xuất tập trung quy mô lớn phù hợp với quy hoạch của từng địa phương.

Lưu giữ, bảo tồn, phục tráng nguồn gen giống cây ăn quả đặc sản quý; nghiên cứu, chọn tạo giống cây ăn quả mới có năng suất, chất lượng phù hợp, rải vụ thu hoạch và thích ứng biến đổi khí hậu. Tập trung chuyển giao quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên canh, quy mô lớn và phát triển bền vững.  

Hướng dẫn sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất (tưới thông minh tiết kiệm nước, bón phân theo nhu cầu cây, nhật ký điện tử,…) nhằm giúp giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và truy xuất nguồn gốc.

Cấp mã số vùng trồng, nhà đóng gói, truy xuất nguồn gốc. Lồng ghép triển khai, hướng dẫn nông dân thiết lập vùng trồng theo quy định; có thể nhận diện các đối tượng kiểm dịch thực vật; quản lý tốt sinh vật gây hại và ghi chép đầy đủ sổ nhật ký sản xuất phục vụ hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Duy trì và cập nhật thông tin thường xuyên và đầy đủ lên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng và cơ sở đóng gói của Cục BVTV.  Thiết lập mã số cho cơ sở đóng gói xuất khẩu trái tươi, với nhà máy được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc cần thiết đáp ứng theo các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu; sử dụng đúng và đảm bảo chất lượng, danh tiếng đối với mã số vùng trồng, nhãn hiệu, thương hiệu.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ nâng cao năng lực HTX, tổ hợp tác, hội quán để đại điện cho các hộ nông dân kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó phát triển các hoạt động về phân loại, sơ chế, bảo quản và bán hàng trực tiếp. Thúc đẩy hình thành, phát triển các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái theo chuỗi giá trị, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp, đầu tư liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị cây ăn trái chủ lực trồng tập trung, từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.

Xem chi tiết tại Kế hoạch

Tin cùng danh mục

Sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi

12:15 04/12/2024

Truyền thông, quảng bá Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023

Truyền thông, quảng bá Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023

12:15 04/12/2024

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

12:15 04/12/2024

Xây dựng Đề án “Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa”

Xây dựng Đề án “Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa”

12:15 04/12/2024

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên diện rộng và thời tiết nguy hiểm

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên diện rộng và thời tiết nguy hiểm

12:15 04/12/2024