Khuyến cáo lịch xuống giống lúa Hè Thu 2022 của Tỉnh như sau:
+ Vùng sản xuất 3 vụ, chủ yếu gồm 2 đợt xuống giống:
* Đợt 1: Từ ngày 22/02 – 01/3/2022 (22/01/2022 – 29/01/2022 âm lịch)
Đây là đợt xuống giống sớm và là thời điểm mật số rầy di trú rất cao, kéo dài. Cần theo dõi chặt chẽ, đồng thời khuyến cáo xuống giống nhanh, gọn, giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Do thực tế tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân khá nhanh với diện tích nhiều hơn kế hoạch nên ước diện tích xuống giống vụ Hè Thu đợt này khoảng 60.000 ha.
* Đợt 2: Từ ngày 24/3 – 31/3/2022 (22/02 – 29/02/2022 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 60.000 ha. Các vùng sản xuất 3 vụ cố gắng kết thúc xuống giống trong đợt này để bảo đảm thời gian cho vụ Thu Đông 2022 và Đông Xuân 2022-2023.
+ Vùng sản xuất 2 vụ, gồm 2 đợt xuống giống:
* Đợt 1: Từ ngày 24/3 – 31/3/2022 (22/02 – 29/02/2022 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 40.000 ha.
* Đợt 2: Từ ngày 23/4 – 30/4/2022 ( 23/3 – 30/3/2022 âm lịch): Ước diện tích xuống giống khoảng 20.000-35.000 ha; trong đó vùng 2 vụ khoảng 20.000-25.000 ha, vùng 3 vụ có thể còn khoảng 5.000-10.000 ha hoặc không xuống giống nếu đã kết thúc xong.
3.3. Giải pháp về giống
- Khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, giống chất lượng cao, thích nghi với điều kiện đất địa phương, năng suất cao và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu.
- Cơ cấu nhóm giống lúa:
+ Vùng Đồng Tháp Mười (gồm 8 huyện Hồng Ngự, Tp. Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tp. Cao Lãnh): ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá: Giống chủ lực: OM 18, Đài Thơm 8, IR 50404, OM 5451, OM 6976, OM 4900... Giống bổ sung: OM 576, VD 20, OM 7347, Jasmine 85, Nàng Hoa 9...
+ Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu (gồm 06 huyện: Hồng Ngự (Cù lao), Thanh Bình (Cù Lao), Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Tp. Sa Đéc): ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao: Giống chủ lực: OM 18, OM 4900, OM 6976, OM 5451, Đài Thơm 8, Jasmine 85...Giống bổ sung: OM 7347, Nàng Hoa 9, VD 20, RVT, OM 9582...
3.4. Về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
a. Đối với cây lúa
- Tiếp tục giảm lượng giống gieo sạ từ 80-100 kg/ha; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy, sử dụng máy cấy.
- Tiếp tục nhân rộng mô hình 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm, mô hình giảm giá thành sản xuất lúa, khuyến khích mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án VnSAT, dự án ICRSL (dự án WB9).
- Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên cây lúa.
b. Đối với hoa màu, hoa kiểng
Xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau, củ, quả có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ, liên vùng.
3.5. Giải pháp cơ giới hóa
Đẩy mạnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng giúp giảm thất thoát, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao chất lượng lúa gạo. Nâng tỷ lệ diện tích thu hoạch bằng máy đạt 100% nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
3.6. Về tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ
- Liên kết sản xuất tiêu thụ, xây dựng các vùng nguyên liệu cung ứng theo yêu cầu thị trường (doanh nghiệp), phân khúc thị trường, đa dạng hoá sản phẩm (gạo đặc sản, an toàn, hữu cơ, có thương hiệu, dầu cám…) nhằm gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất.
- Củng cố các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hỗ trợ tạo điều kiện thành lập mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán nhằm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung lớn như: rau màu an toàn, cây ăn trái tập trung.
Xem chi tiết tại Kế hoạch số: 295/KH-SNN
Tin cùng danh mục
Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022
Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
12:26 04/12/2024Triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản
Triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản
12:26 04/12/2024Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
12:26 04/12/2024Sự cần thiết để ban hành nội dung, mức chi được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác
Sự cần thiết để ban hành nội dung, mức chi được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất ...
12:26 04/12/2024Quy định về việc về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tỉnh Đồng Tháp
Quy định về việc về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tỉnh Đồng Tháp
12:26 04/12/2024Tin xem nhiều
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát triển ngành hàng sen trên địa bàn Tỉnh ...
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên
Quyết định 2166/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự ...
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022
Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống ...
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp năm ...
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm việc Hội quán trên địa bàn huyện Cao Lãnh
Kết luận của Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Dương tại buổi thăm và làm ...