Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 06/02/2020 đến ngày 12/02/2020)
Ngày đăng: 26/03/2020

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY

1. Trên cây lúa

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 250 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín, trong đó nhiễm trung bình 50 ha với mật số rầy 1.600 – 3.000 con/m2, còn lại nhiễm nhẹ, giảm 1.187 ha so với tuần trước do nông dân chủ động phòng trừ.

- Muỗi hành: Diện tích nhiễm 2.696 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, trong đó có 770 ha nhiễm nặng (huyện Tân Hồng và Thanh Bình) với tỷ lệ 40 – 50%,  nhiễm trung bình 650 ha, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 416 ha so với tuần trước do điều kiện thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù thích hợp cho muỗi hành phát sinh gây hại.

- Sâu cuốn lá: Diện tích nhiễm 441 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, trong đó trung bình 20 ha với mật số sâu 30 – 50 con/m2, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 11 ha so với tuần trước.

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm nhẹ 210 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, tỷ lệ bệnh 5 – 10%, tăng 210 ha so với tuần trước.

- Các đối tượng như: bọ trĩ, rầy nâu, chuột đều giảm diện tích và mức nhiễm so với tuần trước.

2. Hoa màu: Bọ phấn trên ớt gây hại ở mức nhẹ. Riêng đối tượng sâu keo mùa thu hại bắp chưa phát hiện diện tích nhiễm mới.

3. Cây ăn trái: Nhện, bệnh loét trên cây có múi gây hại ở mức nhẹ.

4. Hoa kiểng: Bọ trĩ, nhện đỏ trên hoa hồng xuất hiện gây hại rải rác.

* Ghi chú: Số liệu tình hình sinh vật gây hại cây trồng được ghi nhận 05/12 huyện, thành phố báo cáo và nhập số liệu trên phần mềm PPDMS 2.0, gồm các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười, Lai Vung và Tp. Sa Đéc.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI

1. Trên cây lúa

- Rầy nâu di trú từ nay đến 20/02/2020 với mật số cao đến rất cao do lúa Đông Xuân sớm đang thu hoạch rộ. Trên ruộng, rầy tuổi 4 – 5, trưởng thành tiếp tục phát triển và gây hại, cục bộ một số diện tích lúa giai đoạn trỗ chín có thể nhiễm nặng do rầy tích lũy mật số từ đầu vụ.

- Muỗi hành: Diện tích và mức nhiễm có thể gia tăng, do thời tiết se lạnh, trời âm u, sáng sớm có sương mù thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển, đặc biệt những ruộng sạ dày, có xử lý hạt giống, phun thuốc trừ sâu sớm đầu vụ (bọ trĩ, sâu cuốn lá) có nguy cơ bị hại nặng.

- Sâu cuốn lá: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ  – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm lúc đầu vụ có khả năng bị hại nặng.

- Bệnh đạo ôn, cháy bìa lá: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, những diện tích gieo trồng giống nhiễm như IR 50404, OM 4218, Jasmine 85, VD 20, nếp,... sạ dày, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng.

Ngoài ra các đối tượng khác như: Chuột, bọ trĩ, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, ... xuất hiện gây hại chủ yếu ở mức nhẹ.

2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng

- Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Cây ăn trái: Sâu đục cành, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Hoa kiểng: Bệnh đốm đen, đốm lá vi khuẩn trên hoa hồng và hoa cúc xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

IV. ĐỀ NGHỊ

- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu 2020 cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, cày ải phơi đất, đảm bảo thời gian cách ly giữa 02 vụ ít nhất 03 tuần, theo dõi chặt chẽ tình hình rầy vào đèn, xuống giống tập trung, né rầy hiệu quả trên từng ô bao, cánh đồng tại địa phương, nhằm hạn chế thấp nhất sự gây hại của muỗi hành, rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.

- Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 100% DAP, 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý,… giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại, giảm chi phí, tăng chất lượng và lợi nhuận.

- Để hạn chế muỗi hành gây hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cần phải hạn chế phun thuốc trừ sâu sớm và bón phân cân đối, đặc biệt cung cấp đủ lượng phân lân và kali giai đoạn đầu của cây lúa (7-12 NSS) giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung. Đối với những ruộng đã nhiễm muỗi hành, cần tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng để lúa mau phục hồi, tăng khả năng đền bù, hạn chế thất thu năng suất về sau, hạn chế sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ vì không hiệu quả.

- Phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp quản lý và chăm sóc kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa. Có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trỗ lẹt xẹt và trỗ đều.

- Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm. Thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

MV-VPS

 

 

Tin cùng danh mục

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 30/01/2020 đến ngày 05/02/2020)

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 30/01/2020 đến ngày 05/02/2020)

03:09 22/11/2024

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/01/2020)

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/01/2020)

03:09 22/11/2024

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 16/01/2020 đến ngày 22/01/2020)

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 16/01/2020 đến ngày 22/01/2020)

03:09 22/11/2024

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 09/01/2020 đến ngày 15/01/2020)

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 09/01/2020 đến ngày 15/01/2020)

03:09 22/11/2024

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 02/01/2020 đến ngày 08/01/2020)

Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (Từ ngày 02/01/2020 đến ngày 08/01/2020)

03:09 22/11/2024